"...Gái thì gỡ của trai. Vợ thì gỡ của chồng. Quan thì gỡ của dân. Và đến dân... thì hết, không còn ai để gỡ nữa thành ra dân khổ..."
Có thể nói, tập sách mới này, cùng với "Hà Nội trong cơn lốc", là những sáng tác "hiện thực" của nhà văn Vũ Bằng.
Không nhẹ nhàng, mượt mà, tinh tế như Thương nhớ mười hai, Món ngon Hà Nội,
Văn hóa..."gỡ" rất hiện thực, chua cay, đầy châm biếm, hài hước nhưng vô cùng sâu sắc, thâm thúy.
Những tác phẩm của Vũ Bằng trên Tiểu thuyết thứ bảy rất đa dạng, có tản văn, phóng sự, truyện, ghi chép về các phong tục tập quán của dân tộc, tiểu luận văn chương (Con thuyền thần tiên) và cả truyện cổ tích (Cô gái chữa bệnh sừng). Đó là kỷ niệm về người mẹ và những bức tranh dán tường thời thơ bé, những câu chuyện tình yêu hạnh phúc và đau khổ, những suy nghĩ, ghi chép về mùa xuân, ngày Tết, chuyện Stefan Zweig tự tử,... Trong những câu chuyện đó, bao giờ Vũ Bằng cũng lồng vào những suy nghĩ riêng khá độc đáo của mình, vẫn tràn đầy một niềm tin vào dân tộc, con người, vào sự tiến bộ. Đặc biệt, ông còn viết truyện thời sự (Chương trình hai ngày, Thông cáo về việc gạo). Trong hai truyện mang tính chất trào phúng này, ta thấy lại cái nhốn nháo của một Hà Nội trong thời kỳ bị thực dân Pháp tạm chiếm với bọn đầu cơ chính trị, bọn công chức bất tài vô dụng.