Đó là những vấn đề gặp phải mỗi khi lên tàu điện đi làm vào giờ cao điểm lúc sáng sớm.
Mỗi lần tôi cảm thấy khổ sở kinh khủng vì chen lấn nhau đến mức không thể ngọ nguậy được thì giọng nói của chị phát thanh viên lại vang lên.
“Chân thành cảm ơn quý khách đã sử dụng dịch vụ tàu điện của chúng tôi. Chúng tôi rất xin lỗi vì sự đông đúc này. Mong quý khách thông cảm.”
Nghe thấy vậy tôi đã nghĩ thế này.
“Chắc chỉ có mấy anh chị bán vé là không cần phải xin lỗi nhỉ” (Cười). Thế nhưng mấy lời đồng cảm đó khiến ai đi tàu cũng cảm thấy nhẹ nhõm và dễ chịu.
Đến điểm cuối thì giọng nói của chị phát thanh viên lại vang lên.
“Chúng tôi xin thông báo sắp đến điểm cuối cùng. Xin quý khách hãy chú ý”. Nghe thấy mấy câu đó thôi cũng cảm thấy khỏe khoắn hẳn ra rồi.
Tiếp đó là lời thông báo trên tàu JR. “Khi xuống tàu, quý khách hãy giữ yên lặng và xuống tàu không chen lấn xô đẩy. Cảm ơn quý khách đã sử dụng dịch vụ tàu điện của chúng tôi một cách thuận lợi”.
À, ở đây cũng có mấy lời nhắn khích lệ, ấm lòng quá! Thật là tuyệt vời khi vừa được người ta chú trọng vào việc tiến hành sao cho tàu điện có thể lưu thông suôn sẻ không gặp vấn đề gì, lại vừa nhận được những lời nhắn cảm động thế này.
Tàu điện chật ních người vào giờ cao điểm. Tuy có hơi vất vả một chút nhưng mấy lời thông báo kiểu lãnh đạm của các nhân viên phục tàu làm cho tôi cảm thấy khỏe hơn, tâm trạng cũng tốt hơn nhiều nữa.
Đúng vậy, đây chính là lời nhắn “khích lệ”.
Là “Sự khích lệ” mà tôi đang truyền đạt tới các mẹ trong việc nuôi dạy con cái.
Để khích lệ con, thì người ta cho rằng “khen ngợi” sẽ rất tốt đúng không nào? Vì thế, những người cha người mẹ như chúng ta sẽ tìm kiếm những “điểm đáng khen” để khen con trẻ.
Thế nhưng, ta chỉ khen khi bé làm được gì đó đặc biệt.
Chẳng hạn như khi con được 100 điểm bài kiểm tra thì chúng ta sẽ nói: “Con của mẹ giỏi quá!”, khi con vượt qua bài thi lên cấp trong môn bơi lội thì chúng ta nói: “Con giỏi lắm!”, khi con lau bàn giúp chúng ta thì ta sẽ nói: “Con thật là đứa bé ngoan”…
Khi con làm được một việc gì đó, ta sẽ khen: “Giỏi lắm”, “Tốt lắm”, “Con là đứa bé ngoan”, “Thật là tuyệt vời”, “Tuyệt quá!”.
Việc khen ngợi rất quan trọng. Thế nhưng, nếu chỉ khen thôi thì các bạn nghĩ sẽ ra sao? Sự thật là, việc nuôi dạy con mà chỉ có khen ngợi không sẽ gây ra tác dụng phụ.
Ngược lại với đó, “Khích lệ” không phải chỉ khi con làm được một điều gì đó đặc biệt, mà cả khi con làm những việc rất bình thường, hay khi con thất bại, đó là những lời mà chúng ta có thể nói vào bất cứ lúc nào.
Ví dụ về chuyến xe điện lúc trước cũng giống như vậy đúng không nào? Không phải là việc chúng ta được khen, nhưng đó là những lời khiến cho chúng ta cảm thấy phấn chấn hơn. Nếu chúng ta nhận được những thông điệp kiểu như “Tôi luôn dõi theo bạn”, “Anh biết là em đang cố gắng rất nhiều”, “Lúc nào anh cũng ủng hộ em”…thì “Chiếc cốc trái tim” của chúng ta sẽ được lấp đầy bằng năng lượng của sự khích lệ và chúng ta sẽ tự nhủ rằng “Cố lên!”. Chúng ta sẽ trở nên vui vẻ. Đó là những lời như vậy đấy.
Mục lục:
Chương 1
“Sự khích lệ” đánh thức “sự tự tin” và “niềm hứng thú” của trẻ là gì?
Những đứa trẻ thiếu tự tin đang dần tăng lên
Từ “Nuôi dạy con bằng cách khen ngợi” đến “Nuôi dạy con bằng cách khích lệ”
Chỉ khen ngợi không sẽ gây ra tác dụng phụ
“Phủ nhận” sẽ đánh mất niềm hứng thú của trẻ
Sự khác nhau giữa “Khen ngợi”, “Khích lệ” và “Phủ nhận”
Thử quan tâm đến “những thứ bình thường”
Chủ đề khích lệ 1: Bến bờ an toàn của trái tim
Nơi có thể trở về
Nếu thay đổi cách nhìn, điểm trừ sẽ biến thành điểm cộng
Tác dụng của ngôn từ trong việc khích lệ
Hãy tự động viên mình trước khi khích lệ con trẻ
Chủ đề khích lệ 2: Lời thì thầm của thiên sứ - Tiếng thì thào của ác quỷ
Chương 2
Thái độ cần thiết để động viên con trẻ
Tôn trọng con
Để trở thành người bạn thân quan trọng
Tin con
Tin tưởng trong mọi hoàn cảnh
Luôn dõi theo con
Hạn chế can thiệp
Chủ đề khích lệ 3: Làm món cari trong trại hè
Đồng cảm với con
Biết lắng nghe hơn
Chủ đề khích lệ 4: Con muốn đi máy bay!
Chủ đề khích lệ 5: Hồi còn là giáo viên
Chương 3
Giải quyết “Khó khăn” khi nuôi dạy con! Kỹ năng khích lệ
Mục đích của những hành động gây rắc rối cho các ông bố bà mẹ là gì?
CASE 1 Không dọn dẹp
CASE 2 Quên đồ
CASE 3 Mãi không chịu ngủ
CASE 4 Nhút nhát dễ gây căng thẳng
CASE 5 Không đúng giờ
CASE 6 Có thái độ lấn át, phản đối
CASE 7 Mãi vẫn chưa làm bài tập về nhà
Memo: Sự khác nhau giữa “Nổi giận” và “La mắng”
Chương 4
Kết nối trái tim của mẹ và con
Con cái chính là tấm gương phản ánh trái tim người mẹ
CASE 8 Con cứ khóc nhè là mẹ lại bực mình
CASE 9 Bà mẹ theo chủ nghĩa cầu toàn
CASE 10 Các bà mẹ là career woman* luôn cố gắng quá sức
*Career women: Những người phụ nữ có năng lực và tiến xa trong công việc
CASE 11 Những người mẹ than vãn là mỗi khi đến nhà trẻ là con lại khóc ầm lên
Chủ đề khích lệ 6: Lời của những bà mẹ trong khóa học
Những đứa trẻ trưởng thành như ý muốn
Chủ đề khích lệ 7: Những hình ảnh về việc nuôi dạy con
Chương 5
Hãy cùng lấp đầy trái tim người mẹ bằng năng lượng của sự can đảm
“Cây gậy tiếp sức” của lòng can đảm xuất phát từ người mẹ
Đôi khi hãy dừng lại và lắng nghe con tim mình
Những khichỉ biết nổi cáu với con
Tình yêu, đã luôn ở đây rồi
Không có bà mẹ nào là hoàn hảo cả
Không cần phải cố gắng quá
Đối với bạn, “Hạnh phúc” là gì?
Hãy làm cho trái tim trở nên khỏe khoắn hơn
Vợ chồng cùng khích lệ nhau
Gửi tới những người mẹ đi làm
Về việc cân bằng giữa công việc và nuôi dạy con cái
Đừng làm một người mẹ tuyệt vời, hãy làm một người mẹ hạnh phúc
Kết thúc
Giới thiệu tác giả:
Harada Ayako
- Chuyên gia giáo dục bằng phương pháp khích lệ trẻ
- Giám đốc đại diện của công ty Hearty Smile
- Không chỉ tổ chức những buổi thảo luận, tọa đàm về cách nuôi dạy trẻ, Harada Ayako còn tổ chức những buổi nói chuyện về vai trò của người mẹ trong quá trình nuôi dạy con. Ngoài ra, Harada Ayako còn tổ chức các khoá học với chủ đề Hãy tự tin tin vào bản thân mình, Làm sao để trái tim khỏe mạnh, Làm sao để thoát khỏi những phiền não khi dạy trẻ,… Trong vòng sáu năm (tính đến tháng tháng 12 năm 2013), có khoảng 8000 các bà mẹ tham giá khoá học này!
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!
Đặt mua tại:
Hoặc: Các kênh phân phối sách của Thaihabooks
+ Hệ thống phát hành miền Bắc:
+ Hệ thống phát hành miền Trung:
+ Hệ thống phát hành miền Nam: