Chắc hẳn các bạn đều biết đến một thời kỳ vô cùng quan trọng gọi là “Thời kỳ mẫn cảm” ở trẻ.“Thời kỳ mẫn cảm” là thuật ngữ vốn được sử dụng trong ngành sinh vật học. Nó chỉ một khoảng thời gian ngắn trong thời thơ ấu của tất cả các sinh vật, khi mà tính nhạy cảm đối với một việc nhất định trở nên đặc biệt nhạy bén. Nhà cải cách giáo dục thiếu nhi của thế kỷ 20, bà Maria Montessori, cũng phát hiện ra thời kỳ mẫn cảm này ở con người. Bà nhận thấy việc ứng dụng thời kỳ mẫn cảm chính là tận dụng “Sức mạnh của giai đoạn phát triển” – thứ năng lượng tự nhiên vô giá – vào giáo dục.
Tùy vào việc biết hay không biết sự thật về thời kỳ mẫn cảm này, mà con mắt nhìn trẻ của chúng ta sẽ rất khác nhau. Nó trở thành chiếc chìa khóa giúp chúng ta mở cánh cửa nuôi dạy trẻ hoặc “hết sức vui vẻ” hoặc “vô cùng chán ngắt”.
Ví dụ tôi sắp nêu ra dưới đây cho thấy: dù là một chuyện nhỏ nhặt, nhưng vẫn có sự khác biệt lớn, giữa một người biết về thời kỳ mẫn cảm và quan sát trẻ, với một người không biết gì về thời kỳ này. Đây là đoạn chia sẻ của một sinh viên – mới bước vào ngưỡng cửa đại học được ba tháng – sau khi nghe bài nói chuyện về “Thời kỳ mẫn cảm” trong lớp học của tôi.
Trên xe điện sáng nay, có một em bé rất quấy. Mẹ định bế lên dỗ dành, nhưng bé không thích, cứ ngồi bệt xuống sàn. Mẹ nhiều lần muốn ôm bé, nhưng lần nào bé cũng không chịu. Em tự hỏi: “Bé khó chịu chuyện gì vậy nhỉ?” và chăm chú quan sát hành động của bé. Sau khi ngồi bệt xuống sàn, bé cố gắng đứng lên và điều chỉnh cơ thể theo nhịp lắc lư của xe điện. Khuôn mặt tươi cười của bé lộ rõ niềm vui không thể diễn đạt thành lời. Em nhìn khuôn mặt vui mừng ấy và hiểu rằng: “À, hóa ra bé muốn đứng lên”. Tuy nhiên, mẹ lại không trông thấy biểu cảm đó, nên chị lúc nào cũng cảm thấy bực mình vì chỉ tâm niệm phải bế lấy con. Em bé này đang trong thời kỳ mẫn cảm để có được khả năng tự mình đứng lên, cô nhỉ! Dù rằng rất khó để hiểu con trẻ, nhưng chỉ với một chút am hiểu về thời kỳ mẫn cảm và dành chút thời gian, công sức, hẳn mẹ có thể hiểu được niềm vui của trẻ và trân trọng chúng. Teranishi Yuka
Từ khi học về “Thời kỳ mẫn cảm”, cách quan sát trẻ và quan điểm giáo dục của người bạn này đã thay đổi. Từ việc “tự hỏi: Bé khó chịu chuyện gì vậy nhỉ? và chăm chú quan sát hành động của bé”, rồi việc bắt gặp thời khắc bé điều chỉnh cơ thể theo nhịp lắc lư của xe điện và biểu lộ niềm vui trên khuôn mặt, sinh viên này đã trang bị cho mình khả năng nhìn thấu tâm tư của trẻ: “À, thì ra bé muốn đứng lên”.
Trước một đứa trẻ đang cáu kỉnh, khóc lóc, có mặt hai người lớn (với hai thái độ khác nhau). Một người không có ý định muốn biết nguyên nhân, cũng không nhìn mặt trẻ, mà chỉ đối xử với trẻ hoàn toàn theo suy nghĩ của bản thân. Còn một người muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao trẻ cáu kỉnh, nên điểm chú ý quan sát thời điểm mà trẻ ngừng khóc và khuôn mặt mừng vui của trẻ. Nếu hiểu được nguyên nhân trẻ khóc vì muốn tự mình đứng được trên xe điện chính là biểu hiện của thời kỳ mẫn cảm ở lứa tuổi này, thì hẳn mẹ có thể hỗ trợ bằng cách phối hợp với trẻ, để tránh cho con khỏi ngã.
Như vậy, nhờ biết được những đặc trưng đa dạng của thời kỳ mẫn cảm, khuynh hướng cũng như khát vọng mạnh mẽ – chỉ thể hiện ở thời kỳ đó – của trẻ, mà cách nuôi dạy trẻ cũng sẽ thay đổi.
Hơn nữa, qua việc khéo léo chăm nom quá trình trưởng thành của trẻ, người mẹ cũng trưởng thành hơn. Tóm lại, chẳng phải bản thân người mẹ có con đang chào đón thời kỳ mẫn cảm, cũng đang trong thời kỳ mẫn cảm của việc nuôi dạy trẻ đó sao?
Với trọng tâm “Thời kỳ mẫn cảm của trẻ” – chúng tôi mong muốn các bạn biết để giáo dục trẻ – cuốn sách này có ích cho những người mẹ trẻ đang trong thời kỳ nuôi dạy con. Sách sẽ trình bày về việc dạy dỗ và kỹ thuật cụ thể của phương pháp giáo dục Montessori.
Ngoài ra, trong phương pháp giáo dục Montessori, có một hệ thống gọi là giáo dục Montessori, với giáo cụ và giáo viên đã được hoàn bị. Một mặt, phương pháp giáo dục Montessori mang tính đặc thù, nhưng mặt khác, trong phương pháp giáo dục Montessori còn có di sản tuyệt vời rất phổ biến của tiến sĩ Maria Montessori mà bất kỳ ai cũng có thể ứng dụng.
Ở đây, chúng tôi xin giới thiệu một số gợi ý về cách giáo dục trẻ từ những phần phổ biến của phương pháp giáo dục Montessori.
Mục Lục
Lời mở đầu
Chương 1: Một số gợi ý từ phương pháp giáo dục Montessori
Chương 2: “Thời kỳ mẫn cảm” của trẻ
Chương 3: Thời kỳ mẫn cảm của người mẹ 115
Chương 4: Từ khóa trong nuôi dạy con
Chương 5: Các thiết bị dạy học thủ công có thể làm tại nhà 183
Chương 6: Năm nguyên tắc vàng cần nhớ trong giáo dục trẻ - tổng hợp cùng với hình minh họa
XEM TRƯỚC NỘI DUNG SÁCH
Công ty CP Sách Thái Hà trân trọng giới thiệu!
Đặt mua tại:
+ Nhà Sách Thái Hà của Thaihabooks: http://nhasachthaiha.vn/
Hoặc: Các kênh phân phối sách của Thaihabooks
+ Hệ thống phát hành miền Bắc:
http://thaihabooks.com/gioi-thieu/8/He-thong-phat-hanh-mien-Bac/
+ Hệ thống phát hành miền Trung:
http://thaihabooks.com/gioi-thieu/10/He-thong-phat-hanh-mien-Trung/
+ Hệ thống phát hành miền Nam:
http://thaihabooks.com/gioi-thieu/9/He-thong-phat-hanh-mien-Nam/
http://www.fahasa.com/khu-vuon-bi-mat-79657.html
Tham khảo: sách hay nên đọc, sách mới, sách hay, sách sắp phát hành, sách cha mẹ, sách doanh nhân, sách lãnh đạo, sách đạo phật,sách hay về cuộc sống, sách hay cho tuổi teen.