Ngay khi vừa sinh ra, cách nhìn người đã trở thành bản năng để tồn tại trên đời của con người. Sự lưu truyền trong dân gian, và sư luân chuyển của thời gian đã tô đậm thêm biết bao ký ức của con người để chúng ta luôn có cảm giác như vừa mới ngày hôm qua thôi. Tuổi tác đã tôi luyện cho con người một đôi mắt biết nhìn người và thấu hiểu người khác, đôi mắt đó có thể giúp chúng ta từ vẻ bề ngoài có thể thấu hiểu được nội tâm bên trong, ngược lại thông qua tình cảm bên trong, chúng ta có thể hình dung được vẻ bề ngoài, khi ở gần chúng ta có thể nhìn được cái tâm của con người cũng như từ xa chúng ta có thể cảm nhận được luồng khí phát ra từ họ. Con người phải biết nhìn người cao hơn mình để mưu cầu phát triển bản thân và cũng phải biết nhìn người thấp hơn mình để biết cách trọng dụng người có đức có tài. Có một kinh nghiệm mà cha ông ta đã lưu truyền đến bây giờ là "Đường dài mới biết ngựa hay, sống lâu mới tỏ là người hiền ngu", và có trải nghiệm qua nhiều sự việc chúng ta mới thấy rằng "thật vàng không sợ thử lửa", trong khó khăn hoạn nạn mới biết ai là người thật tình với mình từ trước đến nay. Cách nhìn và biết về người khác luôn là nguồn kiến thức vô hạn, mà chúng ta học không hết dùng không cạn. Những gì mà cuốn sách Biết Người, Dùng Người, Quản Người đề cập tới đây có thể không phải hoàn toàn là mẫu mực, nhưng nó là những kiến thức quý giá để tham khảo, giúp cho các nhà quản lý, nhà lãnh đạo có cái nhìn đúng đắn hơn về những nhân viên dưới quyền quản lý của mình.5