Tác phẩm lớn Shõbõgenzõ, “Kho Tàng của Con Mắt Chánh Pháp”, là bản văn Phật Giáo chính yếu đầu tiên được sáng tác bằng tiếng Nhật, được viết trong một thời mà chữ Trung Hoa cổ điển được xem là trung gian ưa thích cho văn chương tôn giáo ở Nhật, cũng như chữ La Tinh và A Rập là ngôn ngữ tiêu chuẩn cho việc giảng triết học ở Âu Châu trung cổ. Cuốn sách này chứa đựng nhiều đoạn và câu Trung Hoa gắn với toàn khung bản văn tiếng Nhật và được nối kết để có tác dụng đánh mạnh, tạo thành một lối văn mãnh liệt đòi hỏi tập trung nhiều về phần độc giả. Có thể nói rằng hình thức cũng như nội dung của cuốn sách là có công hiệu trong việc gây ra những hiệu quả chắn chắn trên sự chú ý và dòng tâm thức của độc giả.
Trong chừng mực liên hệ đến những đề tài thời sự và vĩnh cửu, cuốn sách chứa đựng thể tài chủ yếu liên quan đến Phật Giáo Nhật Bản thế kỷ mười ba, đặc biệt những hình thức tu viện của nó, và cũng có những thể tài vượt ngoài thời gian, trình bày những cái nhìn thấu suốt không chỉ thấm đẫm những giáo lý tâm linh tìm thấy trên khắp thế giới mà còn tiên liệu những thành tựu của khoa học hiện đại về bản chất của hiểu biết. Ở một số mặt, sự trình bày của Đạo Nguyên trong cuốn sách này khác với những lời dạy Thiền khác, ngài cũng dùng những chiến lược truyền thống trong việc xử lý với Thiền và Phật giáo.
Một tính chất mà cuốn sách chia sẻ với các tác phẩm Thiền khác là cách Đạo Nguyên rút ra một cách tự do từ văn học Phật giáo mà không quan tâm đến bối cảnh nào khác ngoài ý nghĩa mà ngài muốn dùng, dù đó là một câu chuyện, một lời nói hay một từ kỹ thuật. Sự tự do này là một trích dẫn theo ý mình, chỉ dùng để gởi thông điệp hay nội dung đã định vào lúc đó. Cách làm này hình như phản ánh quan điểm chung của Thiền về văn học như là để dùng hơn là một pháp lệnh thiêng liêng, chấp nhận cho một sự sử dụng mềm dẻo những khả tính trong phối hợp và sáng tạo.
Mục lục:
Lời đầu
Giới thiệu
Đại Trí Huệ Siêu Việt
Vấn đề trước mắt
Bản tánh của những sự vật
Toàn thể bộ máy
Như vậy
Một viên ngọc sáng
Hoa giữa không trung
Hải ấn Đại Định
Hữu thời
Tám tỉnh giác của bậc đại nhân
Bốn phương pháp hoà nhập của những Bồ Tát
Sinh và Tử