Quyển sách tập hợp 24 bài, trong đó bài: “Bàng Cư Sĩ - Một Duy Ma Cật của Trung Quốc” đã từng được đăng trong nguyệt san Sư tủ hống; “Sự thể nghiệm và tu hành của Thiền” được đăng trong tạp chí Bồ đề thụ; còn lại đều được đăng tải trong nguyệt san Nhân sinh. Trong đó có 23 bài chính, ngoại trừ bài “Phật pháp vô biên” được giảng ở Canada; bài “Nhân duyên quả pháp” được giảng cho đoàn thể phụ nữ của “Duyên xã” ở Đài Bắc; bài “Sự thể nghiệm và tu hành của Thiền” được giảng ở Hội cư sĩ Phật giáo Trung Qụốc của thành phố Đài Bắc; còn lại thì đều là những bài giảng tại hội Thiền tọa ở chùa Nông Thiền và được chỉnh lý lại.
Về tính chất thì những bài viết đó gần như nhau, nhưng quá nửa trong số đó là góp nhặt về vấn đề tu hành của pháp tu Thiền từ trong cuộc sống hiện thực. Ý nghĩa của một ít bài trong số đó tương đối khó thâm nhập, đồng thời bố cục khá chặt chẽ, nhưng cũng không phải là những thiên văn chương với chữ nghĩa khiến người đọc hoàn toàn không thể hiểu được. Có người đọc nhiều lần cùng một thiên văn chương như vậy, và đã có tri kiến khác nhau trong mỗi lần đọc đó. Với bản thân tôi thì cũng có tác dụng y như thế, bởi ngôn ngữ mà tôi yêu cầu về chính mình, là nhất định phải có kinh nghiệm và y cứ vào lời nói của Tổ sư. Tuy sử dụng công cụ chữ nghĩa của chính mình, nhưng tôi lại không dám chỉ lấy kinh nghiệm tu Thiền của cá nhân tôi để lạm bàn về Phật pháp, điều ấy e rằng rất dễ bị rơi vào tình trạng “ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết” mà không tự biết...
Ngoài ra còn đưa vào một bài phụ lục “Liệu pháp tâm lý mới của Thiền” là một bài viết ghi lại cuộc đối thoại của Tiến sĩ tâm lý học người Anh là John Crook đã phỏng vấn tôi ở chùa Đống Sơ.
Nói chung là sách này đã sử dụng ngữ văn bình thường để biểu đạt Phật pháp mà ai cũng có thể đọc và hiểu được, bắt đầu từ cơ sở Phật học thường thức, đến tư tưởng Thiền học chuyên môn; từ sự tu tập Thiền học thực dụng trong cuộc sống bình thường, đến cảnh giới tu tập Thiền trong thời gian dài chuyên tu.