Chiêu Hoàng là một trong vài nhà văn rất hiếm trên vuông chiếu văn học Phật giáo chỉ sau một thời gian ngắn xuất hiện đã gây được sự chú ý và mến mộ của người đọc. Lý do rất dễ hiểu: văn chương của Chiêu Hoàng trong sáng, tự nhiên mà chuyên chở cả một bầu trời phật pháp mênh mông, lồng lộng.
....Với trí tưởng tượng đặc biệt phong phú, Chiêu Hoàng viết truyện như vẽ tranh, minh họa con người và cuộc đời trong một thế giới lung linh đầy màu sắc. Thế giới ấy, rất huyền ảo và cũng rất thực. Đây cũng chính là đặc tính văn chương Chiêu Hoàng. Những gì mà một số người đọc kinh Phật tưởng là chỉ có thể xảy ra trong tiền kiếp xa xăm nào đó, nơi những quốc độ không có trong lịch sử nhân loại, hoặc ở nơi những con người hay sinh vật của truyện cổ tích, thần kỳ thì qua nhiều truyện ngắn của Chiêu Hoàng, người ta thấy thời gian, nơi chốn và các nhân vật ấy rất thực, rất gần gũi, ngay trong đời sống hiện tại và đang diễn ra chung quanh ta...
Mục lục:
Lời giới thiệu
Lời tác giả
Chương 1: Ngày xưa
Chương 2: Phiêu bạt
Chương 3: Trong hang động
Chương 4: Tiếng sáo ân tình
Chương 5: Mùi hương
Chương 6: Đôi mắt thiên thần
Chương 7: Duyên nghiệp
Chương 8: Mật Tông
Chương 9: Làng đánh cá
Chương 10: Công chúa đại náo bến sông
Chương 11: Hành hương
Chương 12: Khổ đau
Chương 13: Đoạn kết