Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pàli lớn trong đó tàng chứa toàn bộ Giáo pháp củ đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác ngộ đến khi nhập Niết bàn.
Pháp của đức Phật bao quát một lãnh vực rộng về nhiều chủ để và được làm thành từ những lời sách tấn, giải thích và pháp lệnh.
Một cách phân loại và hệ thống hóa nào đó đã được sử dụng từ lâu đời giúp ghi nhớ kỹ, bởi vị Giáo pháp của đức Phật chỉ được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ba tháng sau khi đức Phật nhập Niết bàn, chư vị Đại Đệ Tử Phật tụng lại tất cả Giáo pháp của đức Từ Phụ, sau khi sưu tập chúng một cách có hệ thống và xếp loại chúng cẩn thận dưới những tiêu đề khác nhau thành những phần đặc biệt.
Những bài pháp và bài kinh nhằm cho cả tu sĩ lẫn cư sĩ, được đức Phật giảng vào nhiều cơ hội khác nhau (cùng với một ít bài kinh được các đệ tử xuất sắc của ngài thuyết), được sưu tập và xếp loại thành những phần lớn được biết như Tạng Kinh.
Tạng lớn trong đó gồm những pháp lệnh và những lời sách tấn của đức Phật về các phẩm hạnh, và thu thúc cả hai hoạt động thân và khẩu của Tỳ khưu và Tỳ khưu ni, hình thành giới luật cho họ được gọi là Tạng Luật.
Phương diện triết lý của Giáo pháp đức Thế Tôn sâu sắc hơn và trừu tượng hơn những bài pháp của Tạng Kinh, được xếp loại dưới Tạng lớn gọi là Tạng Thắng Pháp. Thắng Pháp liên quan đến Chân Lý tuyệt đối, giải thích những Chân Lý tuyệt đối và khám phá Tâm và Vật Chất và mối liên quan giữa chúng.
Tất cả những lời Phật dạy hình thành chủ đề và bản chất của Pali Canon, được chia thành ba phần gọi là Pitaka - nghĩa đen là cái giỏ. Từ đó Tipitaka có nghĩa là ba cái giỏ hay ba tạng riêng biệt tàng chứa giáo lý của đức Phật. Ở đây, ẩn dụ "cái giỏ" không có ý nghĩa nhiều như chức năng "cất chứa" bất cứ thứ gì được đặt vào trong đó nhưng nó được sử dụng như một vật có thể chấp nhận được trong đó những pháp được trao quyền từ người này sang người khác như mang đất từ nơi khai thác bằng một đoàn công nhân làm việc theo dây chuyền.
Tam Tạng Thánh Điển được chia một cách có hệ thống và truyền từ đời này sang đời khác cùng với Chú Giải hình thành bộ sưu tập lớn về những tác phẩm văn học mà chư tu sĩ Phật giáo phải học, nghiên cứu và ghi nhớ trong việc hoàn thành bổn phận học tập nghiên cứu.
Xin trân trọng giới thiệu!