Cuốn sách này là một công trình nghiên cứu của Nguyễn Lang qua những lần in trước đây đã tỏ rõ được sức hấp dẫn khoa học của nó. Tác giả đã cung cấp cho giới nghiên cứu văn hóa, văn học và những ai quan tâm đến lịch sử Phật Giáo Việt Nam những tư liệu nghiêm túc và cái nhìn bao quát về lịch sử Phật Giáo Việt Nam từ khởi thủy đến hiện đại.
Bộ sách này Nhà xuất bản Văn Học đã tái bản lần thứ nhất tập I và tập II vào năm 1992, và đến năm 1994 thì in lại cả hai tập trên cùng một lần với tập III.
Đây là loại sách nằm trong tủ sách "Nghiên Cứu" của nhà xuất bản mà từ năm 1999 đã bắt đầu khôi phục nhằm giới thiệu chọn lọc và có hệ thống những tác phẩm, tác giả trong và ngoài nước, tiêu biểu cho các trường phái, các khuynh hướng khác nhau về triết học, mỹ học, văn hóa, lịch sử, văn học, nghệ thuật… những công trình cần thiết cho giới nghiên cứu, giới sáng tác và một bộ phận không nhỏ trong công chúng.
* Tập 3
Mục lục:
Lời nhà xuất bản
Chương 26: Khái quát về công cuộc chấn hưng Phật Giáo từ 1930 đến 1945
Chương 27: Thiền sư Khánh Hòa và công cuộc vận động ở Nam kỳ
Chương 28: Hội An Nam Phật học ở Trung kỳ
Chương 29: Công cuộc chấn hưng ở Bắc Kỳ
Chương 30: Sau cách mạng tháng Tám
Chương 31: Xây dựng lại các cơ sở hành đạo
Chương 32: Chùa Ấn Quang và chùa Xá Lợi
Chương 33: Chùa Linh Quan và Chùa Từ Đàm
Chương 34: Chùa Quán Sứ ở Bắc việt
Chương 35: Con đường thống nhất
Chương 36: Thế đứng của Phật giáo Việt Nam
Chương 37: Những nguyên do đưa tới cuộc vận động chống chế độ Ngô Đình Diệm
Chương 38: Cuộc vận động chống đối chế độ Ngô Đình Diệm
Chương 39: Phật Tử đòi thực thi thông cáo chung
Chương 40: Chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ
Các phụ bản
Tài liệu tham khảo
Bảng tra cứu