Một thực tế ai cũng nhận thấy là tại khu vực nội thành Hà Nội, tức tương ứng với khu vực kinh thành Thăng Long xưa còn tồn tại một số ngôi đình. Đó là những nơi thờ các vị thần thành hoàng làng. Đã là thành hoàng làng thì đại bộ phận có một lý lịch ghi thành văn bản gọi là thần tích hoặc thần phả, ngọc phả, phả lục v.v
Những thần tich đó vừa là bằng chứng của tín ngưỡng dân gian, vừa là một thành phần của nền văn hoá dân gian. Nói cách khác, thần tích mà hiện nay còn lại chính là một sở hữu đồng thời một sáng tạo văn hoá phi vật thể của dải đất ngàn năm văn vật. Nó là tâm hồn, tư duy, là trí tưởng tượng, là quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của bao thế hệ cư dân sinh sống trển dải đất kinh kỳ này.
vậy mà cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu riêng về mảng tài sản phi vật thể đó - tức các thần tích cũng như phong tục thờ thành hoàng lảng của Thăng Long – Hà Nội.
Sách gồm các nội dung sau:
Chương 1: Khải luận Chương 2: Thần tích và phong tục thờ thành hoàng Chương 3: Thần tích nhìn từ ngày nay Chương 4: Yếu tố thị dân trong tín ngưỡng thành hoàng nội thành Hà Nội Chương 5: Sự tích các thành hoàng Chương 6: Khảo thích - đối chiếu Chương 7: Kết luận