Sách "Hoàng Đế trạch kinh" một cách cường điệu đã khảo sát chỗ ở, một trường tương ứng, lấy hình thế làm thân thể, lấy dòng nước làm huyết mạch, lấy đất đai làm da thịt, lấy thảo mộc làm lông tóc, lấy phòng ốc làm y phục, lấy cửa rả làm khăn mũ. Được như thế mới là đại cát. Sách "Hoàng Đế trạch kinh" chính là một cuốn kinh điển tổng hợp về âm trạch và dương trạch.
Sách "Hoàng Đế trạch kinh" là tác phẩm kết tinh của trí tuệ tiền nhân, dùng những câu chữ đơn giản, rõ ràng để trình bày những tinh hoa phong thủy nơi cư trú. Nhưng do nội dung được truyền tải bằng văn tự đa nghĩa, khó hiểu cho nên đối với người bình thường, để có thể đọc hiểu được "Hoàng Đế trạch kinh" không phải là một chuyện dễ dàng. Cuốn "Hoàng Đế trạch kinh" này là một cuốn thông dụng, dễ đọc, lại bao trùm trong đó tất cả tinh hoa phong thủy trên cơ sở giải thích nguyên văn và thêm vào lý luận các trường phái phong thủy. Ngoài ra, cuốn sách này có thuyết minh rõ ràng, đơn giản, giải quyết được trở ngại mà Hán ngữ cổ mang đến. Cuốn sách sử dụng những hình vẽ, biểu đồ đẹp, tinh xảo, bằng hình thức văn tự dẫn dắt thị giác người đọc đến không gian 3 chiều. Văn tự, hình vẽ, biểu đồ đều rất phong phú nhưng không làm rối mắt người đọc, tổng hợp thành một chỉnh thể hữu cơ, bổ trợ cho nhau.
Mục lục
Lời nói đầu
- Chương 1. Lịch sử các trường phái trú trạch phong thủy
- Chương 2. Tri thức nhập môn phong thủy: trước khi đọc "Hoàng Đế trạch kinh" nên biết
- Chương 3. Hoàng Đế trạch kinh tường giải: Hoàng Đế luận bàn về nhà ở
- Chương 4. Hoàng Đế luận trạch hình: lý luận về hình thế trong nhà ở của "Hoàng Đế trạch kinh"
- Chương 5. Phái hình thế loan đầu: một trường phái phong thủy thực dụng lưu truyền đến ngày nay
- Chương 6. Phái lý khí huyền không: một trường phái phong thủy thực dụng lưu truyền đến ngày nay
..........