"KINH DỊCH là pho sách "rất cổ trong triết học sử Á Đông", là bộ "sách lạ trong văn học giới của nhân loại".
Điều thần kỳ của Kinh Dịch là, bắt nguồn từ vật thể và sự việc vốn có, đã đề cập tới "sự lý" biến động vô cùng trong tự nhiên, vô tận trong cõi người, đã bàn tới muôn ngàn mối quan hệ qua lại giữa người với người và với giới tự nhiên... Giá trị thuyết phục và hết sức hấp dẫn của Kinh Dịch là đã cô đúc "muôn lý mênh mông" về vũ trụ, nhân sinh, về xã hội, về sử học, văn học, triết học... thành "kinh", thành "đạo", làm khuôn mẫu để người đời nhận biết, suy ngẫm, phán đoán, ứng nghiệm, đối nhân xử thế... Kinh Dịch không chỉ cần cho người "quân tử", mà là "đạo" hữu ích đối với tất cả các "ngôi, thứ" trong cõi người - từ các tầng lớp trong dân thường đến các giai tầng cai quản cả cộng đồng. Kinh Dịch không chỉ có ý nghĩa về mặt "đạo lý làm người" mà còn là cơ sở triết lý cho nhiều lĩnh vực khoa học.
Mục lục
- Lời giới thiệu
- Những điều nên biết (Lời người dịch)
- Tựa của Trình Di
- Đồ thuyết của Chu Hy
- Thứ tự tám quẻ của Phục Hy
- Phương vị tám quái của Phục Hy
- Thứ tự 64 quẻ của Phục Hy
- Phương vị 64 quẻ của Phục Hy
- Thứ tự tám quẻ của Văn Vương
- Phương vị tám quẻ của Văn Vương
- Hình vẽ sự biến đổi của các quẻ
- Phép bói bằng cỏ thi
- Dịch thuyết cương lĩnh
1- Chu dịch thượng kinh
2- Chu dịch hạ kinh