Bộ sách "Kinh dịch" sâu kín mà sáng tỏ, rộng lớn mà giản dị. Năm nghìn năm nay, tư tưởng Dịch học đã ảnh hưởng một cách hữu hình hoặc vô hình đến toàn bộ đời sống xã hội, đời sống chính trị và cả triết lý nhân sinh của dân tộc Trung Hoa.
Dịch học với tư cách là di sản văn hoá của nhân loại, tất nhiên phải góp phần cống hiến cho sự nghiệp hiện đại hoá. Một trong những nhiệm vụ của Dịch học mới là phải thoát ra ngoài sự trói buộc của tư tưởng mê tín dị đoan. Dịch học tuy bắt nguồn từ sự mê tín quỷ thần, nhưng lối thoát của nó lại ở chỗ thoát ra ngoài vùng khống chế của tư tưởng mê tín quỷ thần. Mọi thứ văn hoá có sức sống thật sự đều bám rễ sâu trong đời sống hiện thực, không thể chơi vơi bên ngoài xã hội. Từ việc lớn trị loạn xã hội, đến việc nhỏ được mất cá nhân đều muốn tìm đến cội nguồn. Người ta ở đời phải theo sự an bài của mệnh trời hay phải tìm sự giúp sức của người? Câu hỏi đó đã được đặt ra từ mấy nghìn năm nay, phía nào cũng có người theo.
Mục lục:
Tựa
Lời dẫn
Chương 1: Biến thông thì trường cửu: Nền tảng của lý luận dưỡng sinh
Chương 2: Hoàn đạo: Quy luật hành khí dưỡng sinh
Chương 3: Trung hoà: Mục tiêu của việc giữ gìn sức khoẻ
Chương 4: Thái cực: Nguồn sống quý giá
Chương 5: Hình thành động tĩnh: yếu lĩnh dưỡng sinh
Chương 6: Người hợp với trời: Cảnh giới dưỡng sinh tối cao
Chương 7: Tư tưởng dưỡng sinh với dịch học dưới thời Tiên Tần, Lưỡng Hán
Chương 8: Lý luận dưỡng sinh với dịch học dưới thời Nguỵ, Tấn, Tuỳ, Đường
Chương 9: Lý luận dưỡng sinh với dịch học các đời Tống, Kim, Nguyên, Minh, Thanh
Lời kết " Chu dịch" và khoa học khí công hiện đại.