Có người vừa thức giấc đã nói với người xung quanh:
- Tôi vừa qua một cơn ác mộng.
Hoặc:
- Tôi hên quá, có lẽ vận may đã đến. Tôi mơ thấy cháy nhà.
Người nằm mơ tỉnh dậy sẽ sợ hãi hoặc vui vẻ, có thể cảm giác này kéo dài cho đến khi họ đem ra kể lại hoặc hỏi bạn bè, người thân. Đương nhiên, ai cũng muốn mọi người nói những lời tốt đẹp về giấc mơ mà mình đã trải qua.
Vậy nên chăng hãy dùng phương pháp khoa học để vén bức màn bí mật, khám phá những bí ẩn về các giấc mơ, chủ định nhận xét, phân tích, làm chủ cuộc sống? Những giấc mơ phải được ánh sáng của khoa học soi rọi để con người sống thoải mái, vui vẻ.
Tuy chưa được phân tích hệ thống dưới ánh sáng khoa học nhưng từ lâu các nhà tâm lý, văn học và triết học đã đề cập đến vấn đề này. Các nhà nghiên cứu cũng đã dùng các loại lý luận chủ quan hoặc trí tưởng tượng để phân tích các giấc mơ và đáp ứng được phần nào nhu cầu tinh thần của con người.
Giải mộng đã có từ lâu trong xã hội phương Đông cũng như phương Tây. Lịch sử về các giấc mơ cũng khá phong phú.
Những nước có truyền thống văn hóa lâu đời như Hy Lạp ở phương Tây, Trung Hoa ở phương Đông thì chuyện giải thích các giấc mơ đã có từ lâu.
Thần thoại Hy Lạp có câu chuyện: Một nhân sư mặt người thân sư tử chiếm giữ một tòa thành cổ, mê hoặc nhiều khách qua lại vùng đó. Nếu người nào không qua được cơn mê do nhân sư gây ra sẽ bị con thú độc ác đó ăn thịt. Từ đó người ta cho rằng trong giấc ngủ, nếu ai thấy bóng dáng con nhân sư thì đó là ác mộng.
Trong quá trình phát triển văn hóa, những giấc mơ là hiện tượng văn hóa có sớm nhất.
(Trích Chương I: PHÂN TÍCH GIẤC MƠ: KHOA HỌC HAY MÊ TÍN)
Xin trân trọng giới thiệu!