Phương Tây khác với văn hóa phương Đông ở nhiều điểm, trong đó phương Tây không thờ cúng tổ tiên, không để bàn thờ tổ tiên trong nhà, còn các dân tộc phương Đông đều có nhiều hình thức thờ cúng, tưởng nhớ đến người chết như người Ai Cập trong các ngôi mộ cổ, hay bàn thờ Tổ tiên trong các dân tộc Á Đông như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên.
Song độc đáo nhất ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên trở thành hệ thống và có ý nghĩa riêng của nó. Việc thờ cúng tổ tiên có một vị trí quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội của chúng ta. Nó đã trở thành một thứ giáo lý tôn giáo, và theo một nghĩa nào đó, một tôn giáo quốc gia thực thụ... Tín ngưỡng thờ cúng ở nhà, các đình, đền, chùa...là đời sống tâm linh, là lối sống cộng đồng của nhân dân ta. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, không thể coi trọng thờ tổ tiên với truyền thống lâu đời và đã trở thành hệ thống. Đó cũng là nét riêng của dân tộc. Tuy nhiên, tự do tín ngưỡng, không có ý nghĩa là phó mặc cho trôi nổi, mê tín, dị đoan phát triển. Cần gạn đục, khơi trong để việc thờ cúng giữ được bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa và nếp sống văn minh.
Cuốn sách "Nghi Lễ Thờ Cúng Tổ Tiên, Đền Chùa, Miếu Phủ" được biên soạn nhằm giúp mọi người hiểu thêm về việc thờ cúng tại nhà, hiểu hơn về tín ngưỡng lên chùa lễ Phật, lễ Thánh Thần ở các đình, đền, miếu, phú.