Hàng ngàn năm nay, khi xem phong thủy, người ta rất chú trọng việc xem xét hình thế sông núi, tỉ mỉ chọn lựa phương hướng vị trí, kết cấu, cách thức bố trí... của nhà cửa, tất cả những điều này dường như cũng mang tính khoa học nhất định.
Xem xét hình thế sông núi, không thể không xét đến mạch núi, sông ngòi, vị trí của rừng, hướng đi, sự tốt tươi hay khô héo... Hình núi đổ sụp, mạch nước khô cạn, cây cỏ xác xơ, sỏi đá khô cằn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đó chính là cái gọi đại khí đoạn tuyệt, không thể làm đất cất tốt tươi, mạch nước dồi dào, đất đai màu mỡ được gọi là sinh khí hàng vu đại (nơi đất có sinh khí), là nơi lý tưởng để cất nhà. Thực tế, đó chẳng qua là sự cân bằng sinh thái, tất nhiên sẽ rất tốt cho việc cư trú. Sự thông thoáng, sáng sủa của nơi ở có liên quan trực tiếp đến phương hướng vị trí, bố trí kết cấu của ngôi nhà, thay vì cho rằng chúng là những điều huyền bí sâu xa, chi bằng hãy xem đó là tổng kết kinh nghiệm về nhà ở của nhân loại trải qua mấy ngàn năm vậy.
Trước và sau làng trồng một mảng rừng phong thủy giúp tránh gió được nước, có tác dụng duy trì sinh khí, vì vậy nhất thiết không được chặt phá, nếu không sinh khí sẽ bỏ đi nơi khác, hậu quả thật khó lường. Đây chẳng phải là chuyện hoang đường.
Khu rừng Khổng Lâm ở Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đồng là nghĩa trang của dòng họ Khổng Tử, có thể nói là một trong những khu rừng phong thủy lớn nhất Trung Quốc và thế giới. Tương truyền, sau khi Khổng Tử qua đời, đệ tử của ông mỗi người mang đến một loại cây đặc trưng của quê nhà, vì vậy chủng loại cây ở đây rất phong phú. Và liên tục như vậy hơn 2.400 năm, hiện nay, diện tích của nó đã lên đến 2 triệu mét vuông, cây thành cổ thụ, cao đến tận trời. Được biết, số cổ thụ trong khu rừng Khổng Lâm có đến hơn một trăm ngàn cây. Theo tài liệu lịch sử ghi nhận, các khúc sông ở khu rừng Khổng Lâm vẫn chảy mãi không ngừng, rõ ràng là một kỳ tích. Đây là một minh chứng hùng hồn cho mối quan hệ mật thiết giữa việc trồng cây và bảo vệ môi trường.
Từ đó có thể thấy rằng, thuật phong thủy có quan hệ rất mật thiết với địa lý học, kiến trúc học... Nếu loại bỏ các yếu tố mê tín phong kiến đi, thì những gì mang tính khoa học của nó, rất đáng để nghiên cứu và học hỏi.
Mục lục:
Chương 1: Nguồn gốc phong thủy
Chương 2: Thuật phong thủy của thầy phong thủy
Chương 3: Tìm hiểu bí mật của phong thủy
Chương 4: Cái nhìn lịch sử về phong thủy
Chương 5: Những tấm gương sáng ở ga cuối của cuộc đời
Chương 6: Đôi điều suy ngẫm trong cuộc sống.