Tác giả: GS. Hà Minh Đức
Số trang: 280 trang
Cuốn sách là chuyên luận tìm hiểu những quan điểm về báo chí và những hoạt động báo chí của các nhà kinh điển. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị cung cấp cho bạn đọc, đặc biệt là những người làm công tác báo chí những kiến thức hiểu biết cơ bản về báo chí và hoạt động báo chí của các nhà kinh điển cũng như của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Qua cuốn sách, tác giả đã phân tích một cách tỉ mỉ, sâu sắc về các vấn đề: chức năng, đặc điểm, khuynh hướng chính trị, xã hội của các tác phẩm báo chí dưới quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin; vấn đề báo chí dưới chế độ tư sản; báo chí của giai cấp vô sản; sáng tác văn nghệ và báo chí của các nhà kinh điển bàn về văn nghệ. Bên cạnh đó, cuốn sách còn cung cấp cho bạn đọc nhiều nội dung có giá trị liên quan đến việc tiếp nhận và vận dụng sáng tạo quan điểm báo chí của ba nhà kinh điển C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Không chỉ có vậy, tác giả còn trình bày một cách khái quát và đầy đủ về những bước thăng trầm của nền báo chí cách mạng Việt Nam từ những ngày khởi đầu, rồi qua hai cuộc chiến tranh cho đến thời kỳ đổi mới ngày nay, mà nền báo chí ấy lại được dựa trên nền tảng tư tưởng, đường lối của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Cuốn sách gồm 8 chương:
Chương I: C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin và hoạt động báo chí
Chương II: Chức năng và đặc điểm của báo chí
Chương III: Khuynh hướng chính trị xã hội của tác phẩm báo chí
Chương IV: Báo chí dưới chế độ tư bản
Chương V: Báo chí của giai cấp vô sản
Chương VI: Sáng tác văn nghệ và báo chí của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin bàn về văn nghệ
Chương VII: Hồ Chí Minh tiếp nhận và vận dụng sáng tạo quan điểm báo chí của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin
Chương VIII: Báo chí cách mạng Việt Nam theo đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin
Ngoài ra, cuốn sách còn có phần phụ lục với việc tuyển chọn giới thiệu một số bài viết của Ph. Ăngghen, V.I. Lênin và Hồ Chí Minh, trong đó chứa đựng nhiều thông tin có giá trị về các nhà kinh điển.