Trong "Quốc tuý và nền văn hóa phương Tây", ngài Đào Mạnh Hòa nói: "Trong diễn biến lịch sử lâu dài của mỗi một dân tộc, hình thức văn hóa, ngoài việc tự mình biến đổi, còn hấp thụ nhiều nền văn hóa ngoại lai. Nền văn hóa Trung Quốc, nếu xét kỹ về các mặt ngôn ngữ; phương thức sinh hoạt... còn là nền văn hóa dung hòa, hỗn hợp giữa các tộc Hán, Miêu, Tây Tạng, Ba Tư, Ẩn Độ... hoặc gián tiếp từ Hy Lạp, La Mã cùng các dân tộc khác nữa. Cũng vậy, nền văn hóa Anh Quốc cũng bao hàm văn hóa của người Hy Lạp, La Mã, Do Thái... và các truyền thống văn hóa khác (kể cả ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc). Trong thời đại thế giới thông thương ngày nay, không còn một quốc gia nào giữ được cái quốc tuý cố hữu đó; còn chăng chỉ là cái phong cách riêng của từng nước".
Mấy lời trên, nêu rõ tình hình phát triển của nền văn hóa dân tộc. Ngày nay nhân loại đang tiến vào thế kỷ XXI hiện đại hóa. Trong thế kỷ này, nền văn hóa Trung Quốc cổ xưa đang đứng trước một sự lựa chọn, một thách thức mới.
Tất nhiên, mọi người sẽ hỏi: thế kỷ XXI là thế kỷ như thế nào? Chúng ta đều không phải là nhà tiên tri, nên chưa biết tương lai sẽ ra sao. Chỉ có điều, xem chuyện xưa sẽ biết chuyện nay, muốn nắm được chân lý, hẳn phải xem lại chuyện cũ. Đó cũng là lý do của buổi đàm đạo với Phật Đà, trước tình hình phát triển nền vãn hóa thế giới và vị trí của Phật học trong văn hóa truyền thống Trung Quốc.