Chúng ta đã quen với việc quy kết sự hưng thịnh của vương triều, sự thành bại của sự nghiệp, sự đổi thay của lịch sử và sự đúng sai của sự tình do nguyên nhân cá nhân.
Quy kết thành một nhân vật lãnh tụ nào đó hoặc nhân chủ đạo nào đó có nhân phẩm tốt xấu, giỏi kém.
Đồng thời, các nhân vật lịch sử Trung Quốc cũng được chia đơn giản thành hai vai thiện - ác, và cả lịch sử Trung Quốc biến thành một sân khấu kịch lớn.
Nhưng chúng ta lại không biết rằng tại sao lại có nhiều vai ác đến thế, và không biết đến bao giờ mới xuất hiện những vai thiện. Bởi vì chúng ta không biết đạo diễn và biên kịch là ai.
Luận Anh Hùng phân tích kỹ một số nhân vật tiêu biểu của lịch sử Trung Quốc, đặt họ trong bối cảnh của xã hội đương thời và tương quan với những nhân vật khác, từ đó làm rõ quan hệ giữa cá nhân và lịch sử, nguyên nhân của sự hưng suy vương triều, sự thành bại sự nghiệp, sự đổi thay của triều đại và sự đúng sai của sự tình.
Nền chính trị Trung Quốc cổ đại là nền chính trị bí mật còn ẩn giấu quá nhiều bí ẩn. Lịch sử Tam Quốc với nhiều kịch tính đã khiến nó trở thành đề tài hấp dẫn của văn học nghệ thuật. Đây là giai đoạn lịch sử bộn bề khó phân, là thời đại có nhiều anh hùng.
Để hiểu rõ hơn về một nhân vật lịch sử không chỉ về vai trò và phẩm chất của một cá nhân mà còn hiểu rõ hơn quan hệ giữa cá nhân và chế độ, truyền thống.
Luận Anh Hùng đã đưa tới một cách lý giải lịch sử hoàn toàn mới lạ. Qua đó chúng ta có thể đọc được lịch sử hoàn toàn khác, ở một tầng ý nghĩ sâu hơn nữa...
Về tác giả:
Dịch Trung Thiên: người Trường Sa, Hồ Nam, năm 1981 tốt nghiệp đại học Vũ Hán, sau khi đạt được học vị thạc sĩ văn học ở lại trường giảng dạy, hiện là giáo sư Học viện Nhân văn Đại học Hạ Môn. Ông nhiều năm nghiên cứu văn học, mỹ học, tâm lý học, nhân loại học, lịch sử học… Đồng thời, ông cũng là học giả mở màn cho chương trình “Bách gia giảng đàn” của đài truyền hình trung ương, trong đó, chương trình “Nhân vật nổi tiếng đời Hán” phát sóng lần thứ nhất vào tháng 4 năm 2005 được đánh giá rất cao.
Các tác phẩm chủ yếu: “Chuyện phiếm người Trung Quốc”, “Đàn ông và đàn bà Trung Quốc”, “Độc thành ký”, “Luận anh hùng”, “Nghệ thuật nhân loại học”.