Haiku là thể thơ ngắn rất độc đáo của Nhật Bản. Mỗi bài chỉ 17 âm tiết, chia thành ba phần, người Nhật viết liền một dòng nhưng khi dịch ra tiếng nước ngoài dược ngắt thành ba câu. Vì chưa quen, người đọc lần đầu có thể hơi ngỡ ngàng, tuy nhiên, đọc kỹ và suy ngẫm, ta sẽ thấy thơ Haiku thật tinh tế. Mỗi bài, thường là một bức tranh phong cảnh nhỏ, tưởng như không nói gì mà thực tế gợi cho ta nhiều ẩiều. Nội dung và triết lý thơ Haỉku không nằm ở câu chữ, mà ở sự tưởng tượng của chính người đọc.
Thơ Haiku thật kỳ lạ. Ngắn và giản dị. Nhiều khi không nói gì hoặc nói điều chẳng đâu vào đâu, thậm chí tưởng như "ngớ ngẩn". Thế mà càng đọc, (trong trường hợp của tôi là càng dịch), ta cứ bị cuốn hút bởi sự "không có gì" và "ngớ ngẩn" đó. Tôi có cảm giác người Nhật viết Haiku không để truyền tải ý, mà hình ảnh, những hình ảnh chấm phá giản dị. Hình như cũng không có ý định nói điều gì to tát về triết lý hoặc tình cảm như ta thường thấy ở các dòng thơ khác. Có lé vì thế mà người đọc phải làm quen dần để cảm nhận và yêu. Trên thế giới có rất nhiều người yêu và bắt chước viết thơ Haiku Nhật Bản. Hầu như nước nào cũng có Hội những người yêu thích loại thơ này. Thậm chí còn có cả trường dạy cách viếị Haiku.
Bản thân tôi cũng phải trải qua một thơ gian khá dài mới làm quen được. Cụ thể hơn, 30 năm kể từ ngày tôi tò mò tìm hiểu thơ cổ Nhật Bản, và đã dịch một ít, dịch có thêm vần, mà chỉ loại thơ năm câu (tanka) trong tập Manyoshu đồ.
Tác giả Thái Bá Tân