Tố Hữu trở thành nhà phát ngôn bằng văn học của lịch sử cách mạng Việt Nam suốt từ thời kì Mặt trận Bình Dân (1936 - 1939) đến nay. Sẽ không ngoa nếu nói rằng: cái gì có trong quá trình vận động cách mạng chính trị Việt Nam thì cũng có trong thơ Tố Hữu. Nhiều sáng tác của Tố Hữu mang dáng vẻ của những bài hịch nhằm vận động quần chúng tiến lên phía trước
Về phương diện nghệ thuật, thơ Tố Hữu tổng hợp được khá nhiều mặt mạnh của thơ ca Việt Nam: Tính chất trữ tình đậm đà đan cài với tính chất tráng ca; thơ tự do bên cạnh những bài thơ lục bát, song thất lục bát, năm chữ, bốn chữ, từ ngữ "modern" cạnh từ ngữ dân gian; nhạc điệu lúc sôi sục lúc êm đềm; màu sắc lúc chói gắt, lúc dịu mát...
Và điều khá nổi bật là: Thơ Tố Hữu bao giờ cũng để "mộc", không sơn phết, không làm dáng, không cầu kì và khôgn kì dị. Đó là thứ thơ chân chất, thích hợp với những con người thích hành động và muốn nhìn thẳng, nhìn rõ chân tướng của cuộc sống.
Mục lục:
Lời nói đầu
Từ ấy
Mồ côi
Hai đứa bé
Tương tri
Đi đi em
Vú em
Tiếng hát sông Hương
Xuân lòng
Dửng dưng
Hỏi cụ Ngáo
Chiều
Như những con tàu
Li rượu thọ
Những người không chết
Ý xuân
Tâm tư trong tù
Trưa tù
Tiếng hát đi đày
Khi con tu hú
Nhớ đồng
Đông