Xuất phát từ quan sát tỉ mỉ ba con của mình (Laurent, Lucienne và Jacqueline) từng ngày trong suốt hai năm đầu đời của chúng, Jean Piaget khám phá thấy trẻ nhỏ xây dựng những "kiến thức" thông qua chính hành động của chúng (tìm vú, mút ngón trỏ, nhặt đồ vật hoặc buồng đồ vật...). Ông nhận ra mối quan hệ giữa trí khôn với hai quá trình cơ bản đồng hóa và điều tiết: trẻ nhỏ đồng hóa các dữ liệu của thế giới xung quanh và điều tiết chúng thành "hiểu biết" thông qua những cấu trúc tư duy.
Những tiến trình trí khôn mô tả trong sách này bắt đầu trong hai năm đời đầu tiên mang tính thực hành, tiến trình "cảm giác vận động". Những tiến trình đó càng ngày càng được "tái tạo" theo cùng mô thức mỗi lúc một thêm trừu tượng – vì lẽ đó mà tác phẩm Sự Ra Đời Trí Khôn Ở Trẻ Em trở thành công trình cơ bản của ông. Piaget nêu rõ các giai đoạn phát triển mà bất kỳ con người nào cũng phải đi qua. Trí khôn ban đầu mang tính cảm giác vận động (táy máy đồ vật) dần dần được "chuyển vào bên trong tâm lý" và chuyển dần thành tư duy ban đầu thì cụ thể, sau càng lúc càng trừu tượng cho tới khi hoàn toàn trừu tượng.
Và trí khôn hình thành trên đại thể theo tiến trình đó. Vì thế mà có tên cuốn sách Sự Ra Đời Trí Khôn Ở Trẻ Em.
Về tác giả
Jean Piaget: George Berkeley (1685 – 1753), một trong những triết gia quan trọng nhất của nền triết học Tây phương hiện đại thời kỳ đầu. Tinh thần triết học của ông được gói gọn trong câu cách ngôn (esse est percipi) (tồn tại là được tri giác). Các công trình chính của ông: Thử hướng đến một lí thuyết mới về cái nhìn (1709), Ba cuộc đối thoại giữa Hylas và Philomous (1713), Bàn về sự vận động (1721), Alciphone (1732), Nhà giải tích hay bài luận gửi cho một nhà toán học vô tín ngưỡng (1734), Bảo vệ tự do tư tưởng trong toán học (1735),...