Hàng ngày chúng ta học tập hay lao động chân tay, lao động trí óc, luyện tập dưỡng sinh đều cần tiêu hao một năng lượng nhất định, lượng tiêu hao nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ hoạt động.
Năng lượng mất đi đòi hỏi phải bổ sung năng lượng mới bằng các bữa ăn hằng ngày. Thông qua thức ăn, các chất Protêin, Gluxit, Lipit và các loại muối khoáng cần thiết được bù đắp cho cơ thể. Cho nên ăn uống sao cho điều độ khoa học là rất cần thiết, nhất là đối với người cao tuổi.
Ăn uống đúng cách đúng bữa, thức ăn đa dạng kết hợp với luyện tập thể thao mới làm cho con người nâng cao thể lực.
Nhưng tại sao có những người hoàn cảnh như nhau, ăn uống cũng đủ chất nhưng người thì khoẻ mạnh béo tốt, người thì gầy còm bệnh tật. Loại trừ những người có điều lo lắng buồn phiền khiến thần kinh suy giảm, kém ăn, kém ngủ, loại trừ các yếu tố ảnh hưởng của các chất hoá học trong chăn nuôi trồng trọt là nguồn cung cấp thực phẩm thì nguyên nhân gây bệnh tiềm ẩn cho con người thậm chí bị ngộ độc ngay sau khi ăn uống là gì?
Trong cuốn sách này ngoài một số động tác xoa bóp dưỡng sinh giúp lưu thông khí huyết, cuốn sách chủ yếu giới thiệu phương pháp giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu lựa chọn vận chuyển, bảo quản đến chế biến. Việc đó giúp cho các cơ sở dịch vụ ăn uống nâng cao trách nhiệm phục vụ khách hàng, tạo dựng lòng tin của khách hàng giúp cho cơ sở kinh doanh ngày càng phát đạt, thịnh vượng.
Với từng gia đình, những phương pháp này giúp cho các bà nội trợ đảm bảo cho người thân có những bữa ăn sạch sẽ, ngon miệng để không khí hạnh phúc luôn chan hoà trong mỗi mái ấm gia đình.
Mục Lục:
Phần 1
Chương 1: Các phương pháp dưỡng sinh
Chương 2: Bí quyết dưỡng sinh.
Phần 2
Mục 1: Những thách thức đối với vấn đề vệ sinh thực phẩm
Chương 1: Cung cấp thực phẩm một cách vệ sinh và an toàn
Chương 2: Thế giới vi sinh vật
Chương 3: Nhiễm bẩn ở thực phẩm và bệnh tật
Chương 4: Cầm, bưng bê và vận chuyển thực phẩm một cách vệ sinh an toàn.
Mục 2: Chu trình luân chuyện thực phẩm trong toàn bộ quá trình hoạt động
Chương 5: Thiết lập về hệ thống an toàn dịch vụ thực phẩm
Chương 6: Quá trình mua bán và tiếp nhận thực phẩm
Chương 7: Bảo quản thực phẩm
Chương 8: An toàn thực phẩm trong quá trình chế biến và phục vụ.
Mục 3: Đồ dùng và trang thiết bị phù hợp với điều kiện an toàn vệ sinh
Chương 9: Đồ dùng và trang thiết bị đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
Chương 10: Công tác vệ sinh, cọ rửa, và thanh trùng
Chương 11: Điều hành chương trình vệ sinh
Chương 12: Chương trình tổng thể về ngăn ngừa và diệt trừ sâu bộ.
Mục 4: Phòng tránh tai nạn và xử lý các cuộc khủng hoảng
Chương 13: Phòng tránh tai nạn và xử lý các cuộc khủng hoảng và cách giải quyết những tình huống khẩn cấp
Chương 14: Giải quyết khủng hoảng.
Mục 5: Quản lý an toàn vệ sinh
Chương 15: Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh
Chương 16: Đào tạo về an toàn vệ sinh cho nhân viên.