Đối với nhiều phụ nữ, mãn kinh có thể là một bước ngoặt trong đời về trí tuệ, cảm xúc và tâm lý như nhiều thay đổi khác... nhưng không có nghĩa suy sụp. Khi con cái rời khỏi mái nhà và bạn bắt đầu nhẹ gánh trách nhiệm, bạn có nhiều thời gian dành cho bản thân hơn lúc nào hết. Lúc này bạn có thể tự do nắm bắt những cơ hội sắp xếp lại cuộc sống và lựa chọn điều mình muốn cho tương lai.
Đến tuổi mãn kinh, buồng trứng bắt đầu yếu đi và những hormon nữ như oestrogen và progesteron đột ngột suy giảm làm ngưng hiện tượng kinh nguyệt. Khoảng 3/4 phụ nữ trải qua những triệu chứng mãn kinh và tất cả đều có thể khắc phục được.
Những triệu chứng nhất thời gồm có đỏ mặt, đổ mồ hôi ban đêm và mất cảm hứng tình dục. Những triệu chứng này có thể kéo dài nhiều năm. Những triệu chứng thường gặp gồm: gầy ốm và khô âm đạo, những khó chịu về bài tiết và da sinh dục. May thay, những chứng bệnh này không nguy hiểm và có thể chữa trị bằng nhiều liệu pháp. Tuy nhiên, một số hậu quả của mãn kinh có thể rất nguy hiểm, bao gồm: chứng loãng xương hoặc xương giòn dễ gẫy và một trong bốn phụ nữ hậu mãn kinh phải nhập viện vĩnh viễn vì một xương đùi bị gẫy, cho nên chúng ta rất cần phải bảo vệ chính mình khỏi căn bệnh này.
Mãn kinh tác động đến từng bộ phận trong cơ thể phụ nữ và vì thế, bất kỳ một phương pháp điều trị nào cũng phải nhắm đến lợi ích cho toàn bộ cơ thể; đó là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, nghỉ ngơi thư giãn, tập yoga, bổ sung chất khoáng và bất cứ sự thay đổi lối sống nào mà bạn cho là hữu ích. Mỗi phương pháp điều trị, từ hương liệu pháp đến yoga... đều có những mặt tích cực riêng biệt. Điều quan trọng là phụ nữ được động viên chuẩn bị tinh thần đón chào tuổi mãn kinh bằng cách quan tâm đến sức khỏe tổng quát và củng cố tinh thần lạc quan tích cực của bản thân, kèm theo chế độ dinh dưỡng, luyện tập và kiểm soát stress.