Hệ nội tiết chịu trách nhiệm về việc duy trì sự hằng định trong thế giới hóa sinh của cơ thể. Từ "hormone" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là thúc đẩy hay thúc ép sự hoạt động. Tất cả nội tiết tố đều là những chất truyền tín hiệu hóa học cần thiết đi vào máu để gây ra phản ứng của cơ thể cả riêng biệt lẫn tổng quát. Đôi khi, các tuyến sản xuất nội tiết tố - gọi là tuyến nội tiết - có thể bị bệnh hoặc hoạt đông sai chức năng. Bởi vị các nội tiết tố đóng vai trò quan trọng đối với sự hoạt động của các bộ phận cơ thể nên sẽ có nhiều vấn đề tiềm ẩn về nội tiết.
Hệ tiết niệu còn gọi là đường tiết niệu, là đơn vị lọc và dẫn nước tiểu phức tạp. Hệ này sẽ tách những sản phẩm phụ có ích trong máu để giữ lại và tái hấp thu cũng như tách các chất thải để đào thải chúng ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu. Nước tiểu mà thành phần chủ yếu là nước được tích trữ trong bàng quang cho đến khi nó được đào thải ra khỏi cơ thể. Việc đường tiết niệu để cho chất thải của cơ thể đi qua làm cho nó dễ bị tổn thương bởi nhiễm trùng. Bệnh lý hoặc nhiễm trùng ở thận và các bộ phận khác của đường tiết niệu có thể dẫn đến một loạt các vấn đề, từ viêm bang quang nhẹ đến suy thận mãn tính, vì thế điều quan trọng là giữ cho hệ này hoạt động theo một trình tự thích hợp.
Hệ sinh dục là một trong những hệ phức tạp nhất trong cơ thể nam giới cũng như nữ giới, với tất cả các bộ phận khác nhau - buồng trứng, vòi trứng, tử cung và âm đạo ở phụ nữ; tinh hoàn, tuyến tiền liệt và dương vật ở đàn ông - được thiết kế một cách khéo léo để cùng nhau hoạt động hướng về mục đích chủ yếu là sinh sản. Hiểu biết về cách hoạt động của hệ này sẽ quyết định việc đối phó với các vấn đề khác nhau mà những người đàn ông và phụ nữ có thể trải qua tại những thời điểm riêng biệt trong cuộc đời của họ: từ các thời kỳ đau đớn đến ung thư tiền liệt tuyến, từ dậy thì đến mãn kinh.
Mục lục
1. Hộ nội tiết
2. Hệ tiết niệu
3. Hệ sinh dục