THIẾT KẾ SÁCH
Quyển Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại gồm bảy chương liên hệ sau:
Chương l: Đại cương về các NH và các dịch vụ NH
Chương này thảo luận các dịch vụ phong phú và đa dạng mà các NH hiện đại đảm nhận để đáp ứng các đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu thụ, và đảm nhận các dịch vụ mà vài thập niên trước đây chỉ dành cho các NH chuyên ngành.
Chương 2: Các công cụ của ngân hàng
Chương đề cập đến các công cụ NH thông dụng, xét về khía cạnh thời gian, có công cụ thanh toán ngay (séc, lệnh chuyển khoản, thấu chi...) và công cụ thanh toán kỳ hạn (hối phiếu, lệnh phiếu...) và một công cụ thanh toán ngay mới xuất hiện gần đây nhưng phát triển rất nhanh là thẻ tín dụng.
Chương 3: Nghiệp vụ ngân quỹ
Chương 3 khai thác các hoạt động của nghiệp vụ ngân quỹ, một nghiệp vụ điều hành cụ thể quan trọng bên cạnh nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Đây là bộ phận tiếp xúc thường xuyên với khách hàng trong việc nhận tiền gởi và thanh toán, kể cả công tác kho quỹ.
Chương 4: Nghiệp vụ tín dụng và rủi ro tín dụng
Trong nhiều hoạt động của NH, hoạt động tín dụng đóng vai trò quan trọng nhứt, đem lại nhiều tiền lời cho NH, và cũng có nhiều rủi ro; từ đó NH phải có các kỹ năng để phòng tránh rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Chương 5: Nghiệp vụ cho vay và định giá cho vay doanh nghiệp
Chương này giới thiệu quy trình cho vay cụ thể được thực hiện tại các NH Việt Nam và kỹ thuật định giá cho vay doanh nghiệp được các nước trên thế giới sử dụng
Chương 6: Nghiệp vụ cho vay và định giá cho vay người tiêu thụ và bất động sản
Chương này trình bày quy trình cho vay và việc ấn định cho vay đối với người tiêu thụ (cá nhân, hộ gia đình) và bất động sản.
Chương 7: Luật pháp liên quan đến quản trị NH
Chương chủ yếu thảo luận Luật các Tổ Chức Tín Dụng của Việt Nam và các thông tư, quyết định của Bộ Tài chánh và NHNN nhằm quy định các phạm vi hoạt động của NH; cụ thể các vấn đề quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để giải quyết rủi ro tín dụng...
CÁC ĐẶC ĐIỂM SƯ PHẠM (PEDAGOGICAL FEATURES)
Nhằm giúp người đọc dễ hiểu và áp dụng vào thực tiễn hoạt động tài chánh - ngân hàng, các tác giả đã đưa vào sách các điểm sau:
• Mỗi chương đều có các mục Mục Tiêu Học Tập của Chương mô tả mục tiêu chủ yếu của chương này, và Tóm Lược Các Chủ Đề của chương, tức chương thảo luận các vấn đề nào.
• Các Thuật Ngữ Cơ Bản (Key Terms) đều được liệt kê vào cuối mỗi chương, gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh tương đương nhằm giúp người đọc hiểu rõ các từ chủ chốt trong chương đó.
• Giải thích Các Thuật Ngữ NH (A glossary of banking terms) được liệt kê vào cuối sách để hỗ trợ người đọc hiểu cặn kẽ, thấu đáo các thuật ngữ căn bản NH, được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
• Các Kiểm Tra về Khái Niệm (Concept checks) được bao gồm sau mỗi phần chủ yếu của chương để giúp xác định người đọc hiểu đúng các điều vừa trình bày.
• Trước mỗi chương có mục Sự Kiện Tài Chánh - Ngân Hàng nêu lên tình hình cụ thể đang xảy ra về Tài chánh - Ngân hàng tại Việt Nam hay trên thế giới nhằm giúp người đọc thú vị tiếp cận với thực tế, bên cạnh phần lý thuyết trong sách.
• Nhiều Bài Toán ở Cuối Chương (End-of-Chapter problems) đưa ra để hỗ trợ người đọc giải đáp, một cách áp dụng hữu hiệu những điều đã học, như các phương trình trong chương.
• Nhiều biểu đồ, bảng biểu đều được đưa vào sách để minh họa cụ thể những điều mà chương đã giới thiệu.
• Có rất nhiều chứng từ NH để minh họa cho phần lý thuyết như: hợp đồng tín dụng, phương án sản xuất kinh doanh, ủy nhiệm chi, giấy đăng ký mở tài khoản, sổ tiết kiệm, biên bản định giá tài sản thế chấp...
• Có nhiều Bài tập và bài giải