Đã từ lâu, ngân hàng thương mại đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế quốc gia. Có thể nói chính NH là mạch máu của nền kinh tế, đã đang và sẽ đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội, đảm nhận vai trò cung cấp vốn cho nhu cầu phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa quốc gia trong các nước đang phát triển. Cụ thể hơn, các NH là nơi cung ứng tiền cho chúng ta khi chúng ta cần vay để mua xe hơi, nhà ở, cung cấp tín dụng để khởi sự công ty mới...
Ngày nay, NH là một ngành đang thay đổi (an industry in change) để phù hợp với các nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao hơn, mới hơn của các khách hàng, đặc biệt khi các nền kinh tế đang mở cửa cho nhau, biên giới kinh tế hầu như bị dỡ bỏ khi Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) ra đời. Cụ thể, NH phải cống hiến các dịch vụ mới, sáp nhập (emerging) và hợp nhứt (consolidating) trở thành các doanh nghiệp lớn và phức tạp hơn, chấp nhận các công nghệ mới nhanh hơn là chúng ta suy nghĩ, và đối diện với các luật pháp mới và đang thay đổi, khi các quốc gia ngày càng hợp tác để điều phối và giám sát các NH đang phục vụ công dân của họ.
Tại Việt Nam, đến cuối năm 2011, hệ thống NH Việt Nam bao gồm 01 NH phát triển, 01 NH chánh sách xã hội, 05 NHTM nhà nước (gồm cả 2 NHTM) đã được cổ phần hóa có cổ phần chi phối của nhà nước, 37 NHTM cổ phần, 50 chi nhánh NH ngoại quốc, 5 NH 100% vốn ngoại quốc, 05 NH liên doanh, 18 công ty tài chánh, 12 công ty cho thuê tài chánh, 01 quỹ tín dụng trung ương, 1.083 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở và 01 tổ chức tài chánh vi mô...
Bất cứ cuộc khủng hoảng tài chánh nào cũng liên quan đến bốn vấn đề chủ yếu trong NH: (1) chất lượng tài sản kém, thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu cao, (2) thiếu vốn riêng, (3) gặp khó khăn về thanh khoản [tiền mặt] và (4) yếu kém về quản trị NH rủi ro, kinh doanh thua lỗ. Các điều này đã được tìm thấy tại hầu hết các NH Việt Nam. Hiện nay, hệ thống NH Việt Nam đã tiến hành tái cơ cấu lần hai (lần đầu 2000 - 2005) để phù hợp với môi trường và điều kiện kinh tế mới.
Ngân hàng là trong một những hình thức doanh nghiệp chịu sự quy định chặt chẽ của luật pháp trên thế giới. Không một NH nào bắt đầu hoạt động mà không có sự cho phép để thực hiện các hoạt động kinh doanh của họ và không ai có thể đóng cửa hoạt động của NH mà không có sự chấp thuận của chánh phủ. Tuy nhiên, các quy định mở rộng của luật pháp đã làm hạn chế các dịch vụ, hành vi của NH và thành tích hoạt động của NH đang thay đổi. Các quy định của luật pháp về NH đang chú ý nhiều hơn đến rủi ro NH và lưu ý đến các tín hiệu từ thị trường tư nhân.
Trân trọng giới thiệu!