Có thể nói một cách không sai lầm, Đại Toàn Thiện (Dzogchen) và Đại Ấn (Mahamudra) là Thiền Tây Tạng. Chúng ta đã từng biết đến Thiền Việt Nam, Thiền Trung Hoa, Thiền Nhật Bản, nhưng quả thật chúng ta biết rất ít về Dzogchen, Tối Thượng Thừa, thừa Tối Cao trong sự phân định chín thừa của Cổ phái Nyingma Tây Tạng. Với Kiến (cái thấy, tri kiến), Thiền (thiền định) là Hạnh (hành động sống tương ứng với chân lý) để hoàn toàn chứng ngộ Phật thánh là đã trọn vẹn con đường đốn ngộ tiệm tu (hay diệu tu) của Thiền Việt Nam và Trung Hoa. Trạng thái tự nhiên của Đại Toàn Thiện và Đại Ấn đích thị là “Bình thường tâm thị Đạo” của Thiền tông. Tổng quát là vậy, nhưng chắc chắn Đại Toàn Thiện Dzogchen sẽ giúp chúng ta nhiều điều mới lạ do bởi con đường đặc trưng của Phật giáo Tây Tạng. Ngay trong phần tiểu sử những vị Tổ Đại Toàn Thiện trong sách này, chúng ta cũng tìm thấy những cách thực hành quý báu của một hành giả trước và sau ngộ như thế nào. Hơn nữa, còn có những lời tiên tri mà khởi đầu là của padmasambhava cho đến các đạo sư hiện tại về sự phát triển rộng rãi của Đại Toàn Thiện ở Tây phương và sự ích lợi của nó nổi bật trong thời mạt pháp. Đặc biệt là tính rộng rãi và công khai so với các tantra đòi hỏi một sự trao truyền riêng tư nghiêm ngặt Việt Nam xưa nay vẫn tự xem mình là nơi hội tụ của những nền văn hóa. Chúng ta nên thường nói đây là nơi hội tụ xưa kia là văn hóa Ấn – Hoa, và nay có thêm văn hóa Tây phương. Chính vì là nơi hội tụ để chắt lọc những tinh hoa của những nền văn hóa trên căn bản nội lực của mình đó, mà sự hiểu biết thêm những tinh hoa của nền văn hóa thuần túy Phật giáo của Tây Tạng là một điều bổ ích. Hơn nữa, chúng ta đều biết Thiền Tông là dòng chảy chính trong mạng mạch của Phật giáo Việt Nam, thì sự hiểu biết thêm về Thiền Đại Toàn Thiện của Tây Tạng sẽ là một điều tốt đẹp hun đúc cho sinh lực của dòng chảy ấy.
Mục lục:
Kim Cương tự phát
Một phát họa tiểu sử
Những năm đầu tiên ở tu viện
Nhận những giáo huấn cốt lõi
Đi tìm giáo lý
Không thể là ảo ảnh
Phật pháp căn bản
Thái độ đúng mực
Tâm thức mê lầm
Bản ngã hiện hữu
Bồ Đề tâm
Khai triển cái thấy
Trung đạo trong tâm thức
Giác ngộ pháp, sắc thân
Thanh tịnh Toàn Thiện
Ánh sáng bắt đầu
Vị tố tâm linh
Nền tảng con đường và quả
Vô minh trong sinh tử
Gặp gỡ Rigpa
Cảnh giới tuyệt đối