Khi tôi nhận được tin cha tôi đột nhiên lìa đời, chính đó là lúc tôi vừa tụng xong buổi kinh chiều "Tan Phật Kệ", cho nên lòng tôi thấy thanh thản, chỉ việc nhất tâm niệm Phật, mong cầu Phật A Di Đà tiếp dẫn cha tôi đến thế giới cực lạc Tây Phương. Hai vợ chồng họ Quảng rất từ bi, giống như người thân của chính họ mất, họ niệm Phật trong suốt quãng đường đi với gia đình chúng tôi. Niệm cho đến sáng thì tấm vải kinh Đạt La Ni phủ trên ngươi của cha tôi, thấy dược vẻ mặt rạng rỡ bình tĩnh khắp khuôn mặt của ông, lòng chúng tôi cũng nhân vẻ tươi tắn ấy mà rạng rỡ lên. Đến khi việc tang đã xong, tôi trở về núi lặng lẽ bái Phật thì bây giờ nước mắt trào ra. Đấy chẳng phải là nỗi bi ai của đứa con côi, mà là nước mắt sám hối mà biết ơn.
Có một vị Bồ Tát nói với tôi rằng, hồi hai tuổi bà còn biết lấy giày cho cha mang, bỗng tôi nghĩ lại tôi chẳng làm cho gì cho cha tôi, ông đã cho tôi quá nhiều, thế mà tôi chẳng báo đáp cho ông thứ gì. Đức Phật dạy "một người phải dùng vai trái để vác cha, vai phải để vác mẹ cho dù họ tiểu tiện hay đại tiện trên vai, bất luận đi đường xa bao nhiêu, lâu bao nhiêu cũng không cách gì báo đáp công ơn của cha mẹ". Từ khi xuất gia đến nay, cha tôi và tôi đã từng 15 năm không gặp nhau, đấy không phải là cố ý như thế vì tôi nhỏ tuổi hơn cha tôi nhưng tôi lại nhận giấy báo của Diêm Vương sớm hơn hơn cha tôi. Sau khi tự mình mắc bệnh ung bướu, vì sợ cha mẹ không kham nổi lo lắng nên tôi không dám nói. Tóc bạc phải tiễn kẻ đấu xanh quả là điều đau khổ, tôi chỉ một lòng niệm Phật cầu được vãng kinh Tây Phương. Tôi nghĩ rằng mình không thể lo cho cha mẹ quyết không để họ phải chịu đau buồn, cho nên cần phải niệm Phật, hoan hỉ tự tại mà đến thế giới cực lạc mới.
Do vì cha tôi được người ta gửi giấy báo là tôi bị bệnh, ông gửi cho tôi một tấm thiệp, trên đó ông chỉ viết vọn vẹn mấy câu, đấy là những câu vô cùng quan trọng và rất có ý nghĩa với tôi, đồng thời cũng là những câu khiến tôi cảm ân sâu nặng...