Chữ “chui” chẳng đẹp chút nào nhưng lịch sứ mãi mãi ghi công lao to lớn của khoán chui trong nông nghiệp. Bàn đến đổi mới không thể không nhắc đến khoán chui đã mở đột phá khẩu vào thành trì tập trung, quan liêu, bao cấp. Một cách làm ăn rất hợp lòng dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nơi nào làm theo cũng không còn đói và có tích lũy, lại phải “chui” khổ, “chui” sở từ đời cha đến đời con, “chui” suốt 20 năm. Nhìn ra cái mới, sáng tạo ra cái mới, kiên trì mở rộng khoán sản phẩm, khoán hộ lại là những người ít học, còn bằng mọi giá duy trì cái cũ, dùng quyền lực áp đặt cách làm ăn lỗi thời, bảo vệ đến cùng khoán việc là những người có chức, có quyền, được học nhiều, bồi dưỡng nhiều.
Thoạt nghe tưởng như hết sức phi lý nhưng lại là sự thật, ngay từ sau khi các hợp tác xã nông nghiệp được thành lập năm 1960, cùng với cơ chế quàn lý là khoán việc, chỉ sau vài vụ lúa, khoán việc đã bộc lộ mọi khuyết điểm. Năng suất, sản lượng lúa giảm sút dần, đời sống của nông dân ngày một khó khăn, với người nông dân còn khoán việc còn đói khổ, khoán việc là nguồn gốc của nhiều tiêu cực trong các hợp tác xã.
Đảng và Nhà nước lại khác hẳn, coi khoán việc lờ cơ chế quán lý duy nhất đúng đắn và từ đánh giá này, các bộ, ban, ngành xây dựng các chính sách, luật lệ về hợp tác hóa nông nghiệp đều khẳng định chỉ có khoán việc mới đưa nông thôn lên chủ nghĩa xã hội. Khoán việc được gắn với ý thức hệ, đảng viên ở nông thôn dính líu đến cách làm ăn nào khác ngoài khoán việc đều bị qui chụp là “sai đường lối”, “mất lập trường” hoặc “đưa nông thôn đi theo chủ nghĩa tư bản".
Không thể chịu đói nghèo mãi, một số hợp tác xã nông nghiệp khoán ruộng của tập thể cho hộ xã viên, lặng lẽ chuyển sang khoán hộ, nơi nào khoán hộ cũng giấu huyện, giấu tỉnh nên gọi là “khoán chui”. Trên cấm khoán chui rất nghiêm ngặt, một số đảng viên bị khai trừ, một số đáng bộ bị kỷ luật, nhưng khoán chui đã là một xu thế không thể đảo ngược. Cuộc đấu tranh giữa hai cách làm ăn càng trở nên gay gắt, quyết liệt, trong các xã viên truyền miệng “Khoán chui hay là chết” hoặc “Đổi mới hay là chết”.
Trong thực tế, khoán chui là cuộc cách mạng lôi cuốn hàng chục triệu hộ nông dân. Cách mạng Tháng Tám chống giặc ngoại xâm còn khoán chui là cuộc cách mạng chống lại cái cũ, bảo thủ, chậm tiến, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong Di chúc: “Chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”.
Tất cả những bài viết trong cuốn sách này đều đã được đăng tải trên báo Đại Đoàn Kết, dù chỉ mới ghi được một phần rất nhỏ cuộc đấu tranh giữa hai hình thức khoán. Trong đó, nông dân gan góc vô cùng, bản lĩnh vô cùng trước lực cản lại là những người lãnh đạo mình, đã “chui” kiên trì bao nhiêu năm để cuối cùng tìm ra lối thoát cho nền kinh tế ta khỏi suy sụp và đưa Việt Nam lên hàng thứ hai xuất khẩu gạo trên toàn thế giới.