Thế giới bắt đầu chứng kiến một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn chưa từng có trong lịch sử vào những năm đầu của thập niên 1930, mà nơi khởi phát đồng thời cũng là nơi chịu hậu quả nặng nề nhất: đó là Mỹ và các nước có nền kinh tế hàng đầu Châu Âu như Đức, Anh, Pháp…
John A. Garraty đã thu thập, đối chiếu, tổng hợp một lượng tài liệu khổng lồ để phân tích, chứng minh, nêu bật lên những nguyên nhân sâu xa dẫn đến cuộc ĐẠI SUY THOÁI cùng quá trình diễn biến cụ thể của nó. Đó là sự tụt giảm về kinh tế toàn cầu đến mức báo động, nạn thất nghiệp tràn lan trong khi đó nhà sản xuất phải đối mặt với những kho chứa hàng to lớn và hàng hoá dư thừa, làn sóng di cư “khổng lồ”…
Cuốn sách sẽ là tài liệu để độc giả, các chuyên gia kinh tế học suy ngẫm và tự hỏi rằng cuộc suy thoái kinh tế, tài chính đang diễn ra trên toàn cầu hiện nay có nằm trong những chu kỳ mà nhân loại có thể tiên đoán để tránh khỏi.
Mục lục
- Lời tựa
- Chương 1. Tại sao nó xảy ra
- Chương 2. Nó đã bắt đầu như thế nào
- Chương 3. Cuộc đại suy thoái đã gây thiệt hại cho nhà nông như thế nào
- Chương 4. Công nhân và công đoàn
- Chương 5. Nạn thất nghiệp trong thời kỳ suy thoái
- Chương 6. Phải làm gì để đối phó với đại suy thoái
- Chương 7. Chủ nghĩa cấp tiến
- Chương 8. Chính sách mới (New deal) và phản ứng của Quốc xã Đức
- Chương 9. CHính sách của Anh và Pháp
- Chương 10. Cuộc đại suy thoái đó chấm dứt như thế nào?