Khủng hoảng kinh tế là vấn đề không mới trong lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại và là quy luật có tính chu kỳ, song mỗi lần khủng hoảng kinh tế, thì nguyên nhân và giải pháp khắc phục lại trở thành chủ đề gây tranh luận, tốn nhiều giấy mực, công sức và thời gian của các nhà nghiên cứu.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua được coi là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929-1933. Mặc dù tác động của nó tới các nước có khác nhau nhưng không quốc gia nào thoát khỏi khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng có nguồn gốc từ hệ thống tài chính Mỹ, sau đó lan ra cả thế giới, sang cả các nước đang phát triển. Về bản chất, đây là cuộc khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng của mô hình phát triển theo chủ nghĩa tự do mới và cuối cùng, đó là khủng hoảng chu kỳ của chủ nghĩa tư bản trên quy mô toàn cầu. Thực tế cho thấy xu hướng toàn cầu hóa là động lực cho tăng trưởng ở nhiều nước đang phát triển thì đây cũng chính là kênh truyền dẫn khiến cho cuộc khủng hoảng này lan sang các nước phát triển. Chính vì vậy, một câu hỏi đặt ra là liệu một chiến lược phát triển dựa trên sự mở cửa với thương mại quốc tế và dòng vốn quốc tế có còn phù hợp nữa hay không? Các nước đang phát triển có nên từ bỏ chính sách tự do hơn để tìm kiếm chiến lược tăng trưởng mới hay không?
Xin trân trọng giới thiệu!