Quyển sách này bàn về sự thất bại của các công ty đầu ngành khi các công ty này đối mặt với những loại thị trường và sự thay đổi công nghệ nào đó. Nó không đơn thuần là bàn về sự thất bại của bất kỳ công ty nào, mà là về những công ty đáng tin cậy - những công ty mà các nhà quản trị thán phục và cố gắng tranh đua, những công ty nổi tiếng về khả năng cải cách và điều hành. Tất nhiên, các công ty mắc phải sai lầm vì nhiều lý do, trong đó có thói quan liêu, tính tự mãn, cách điều hành nhàm chán, sự hoạch định kém, định mức đầu tư ngắn hạn hoặc chỉ là do gặp vận rủi. Nhưng, sách này không bàn về những công ty có các nhược điểm nêu trên, mà nó chỉ bàn về những công ty được quản lý tốt có định hướng cạnh tranh, lắng nghe khách hàng của mình một cách khôn ngoan, mạnh dạn đầu tư vào những công nghệ mới mà vẫn bị mất ưu thế trên thị trường.
Những thất bại có vẻ không giải thích được như vậy xảy ra trong cả các ngành chuyển dịch nhanh lẫn các ngành chuyển dịch chậm; trong những ngành dựa vào công nghệ điện tử cũng như các ngành dựa vào công nghệ hóa học hay cơ học; trong các ngành sản xuất hoặc dịch vụ. Sears Roebuck, chẳng hạn, trong nhiều thập niên đã đựơc xem là một trong những nhà bán lẻ có cách quản lý khôn ngoan nhất trên thế giới. Ở đỉnh điểm, Sears chiếm hơn 2% doanh thu bán lẻ ở Hoa Kỳ. Nó đã đi tiên phong với một số cải cách mang tính quyết định đối với thành công của các nhà bán lẻ được thán phục nhất hiện nay, chẳng hạn như sự quản lý chuỗi cửa hàng cung cấp, nhãn hiệu cửa hàng, việc bán lẻ theo catalogue và việc bán hàng bằng thẻ tín dụng. Sự trân trọng dành cho cách quản lý của Sears được thể hiện trong đoạn trích sau từ báo Fortune vào năm 1964: "Seare đã thực hiện điều đó như thế nào? Trong chừng mực nào đó, khía cạnh đáng chú ý nhất là không hề có một mưu chước nào. Sears không dùng trăm phương nghìn kế, không bắn pháo thăng thiên. Thay vào đó, nó trông như thể mọi người trong tổ chức chỉ làm cái điều đúng đắn đó một cách dễ dàng và tự nhiên. Và tác dụng lũy tích của nó là tạo nên một tổ chức mạnh mẽ lạ thường trong công ty".
Tuy nhiên, ngày nay không ai nói về Sears như thế nào. Vì lý do nào đó, nó đã hoàn toàn bỏ quên sự xuất hiện của hình thức bán lẻ có chiết khấu và các trung tâm bán hàng tại nhà. Trong lúc việc bán lẻ theo catalogue ngày nay đang bùng nổ, thì Sears đã bị đẩy ra khỏi hình thức kinh doanh đó. Thật ra, tính khả thi thật sự của các hoạt động bán lẻ đã được xem xét: "Tập đoàn thương mại Sears đã lỗ 1,3 tỉ đô la (1992), đó là chưa tính đến chi phí tái cơ cấu tổ chức 1,7 tỉ đô la. Sears đã để cho tính tự mãn che mắt trước những thay đổi cơ bản diễn ra ở thị trường Mỹ