Tiến sĩ kinh tế Trần Xuân Kiên, Phó Chánh văn phòng Ban Khoa giáo Trung ương trong buổi trả lời phỏng vấn báo Giáo dục Thời đại đã khẳng định:
“Việt Nam đang sở hữu hàng ngàn tỷ đô la tài sản dưới dạng đất đai, tài nguyên và cả tài năng của con người. Con số này vượt xa hàng trăm lần tất cả các khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay số tài sản này của chúng ta lại chưa thể sử dụng chúng để vay mượn hay đầu tư, bởi vì nguồn vốn “tiềm năng” đó chưa được nhìn nhận đúng mức, chưa được đưa vào quy hoạch, chưa được một hệ thống luật pháp cụ thể hóa và chưa được hệ thống hành chính và mỗi người dân của chúng ta biến nguồn vốn đó thành vốn đầu tư.”
Làm sao để khai thác tốt nguồn tiềm năng đó, đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, bắt nhịp phát triển cùng với nhiều quốc gia khác trên toàn cầu. Đó là chiến lược lâu dài đòi hỏi một giải pháp tổ chức toàn diện nguồn lực, phát triển thị trường. Tất cả đất đai, tài nguyên, các quan hệ hiệp hội, hệ thống hành chính công tâm minh bạch phải được huy động vào dòng chảy đầu tư cho mỗi doanh nghiệp, quốc gia…
Việt Nam - Tầm nhìn 2050 với hai phần chính: Chiến lược tạo vốn và Tầm nhìn 2050 sẽ giúp bạn có cái nhìn thấu đáo hơn về các vấn đề nêu trên.