Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, giai đoạn văn học 1930-1945 chiếm một vị trí hết sức đặc biệt. Đó là thời kỳ bùng nổ của văn học dân tộc trên đường hiện đại hoá với tất cả sự bồng bột và hứng khởi, với một loạt tên tuổi các nhà văn, cùng với những thành tựu văn chương trên hầu khắp các thể loại: truyện ngắn, kịch, thơ ca, tiểu thuyết, phóng sự... chỉ tính riêng dòng văn học hiện thực đã có hàng chục tài năng lớn. Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một trong những cây bút tiêu biểu của trào lưu này. Ông thuộc lớp người cầm bút đa tài, tuy tuổi đời và tuổi nghề hết sức ngắn ngủi, song lại thật sự có chất lượng lao động nghệ thuật cao trên nhiều lĩnh vực và có những đóng góp xuất sắc ở hai mảng tiểu thuyết và phóng sự.
Sáu thập kỷ qua, ông vua phóng sự đất Bắc, tiểu thuyết gia trác tuyệt ấy đã, đang và ngày càng chiếm lĩnh địa vị vững chắc trên văn đàn dân tộc. Sáu mươi năm qua, xoay quanh Vũ Trọng Phụng đã từng nổ ra nhiều ý kiến tranh cãi quyết liệt, có lúc trở thành những cuộc bút chiến văn chương nhiều khi trái ngược, mâu thuẫn đến lạ lùng.
Mục lục:
Mở đầu
Chương 1: Khái niệm phóng sự
Chương 2: Những đặc sắc
Chương 3: Giới thiệu về tiểu thuyết phóng sự
Chương 4: Những đặc sắc trong tiểu thuyết