Chữ quốc ngữ, nguồn di sản văn hóa phi vật thể vô cùng độc đáo và quý giá của dân tộc ta, dù mới chỉ được phổ cập rộng rãi trong cộng đồng từ năm 1865, tức từ gần 150 năm nay, nhưng với tính tiện dụng của nó, đã nhanh chóng phát triển và không ngừng hoàn thiện, tạo được nhiều giá trị to lớn ở nhiều lĩnh vực tri thức, thông tin, đặc biệt là văn học nghệ thuật...
Quan tâm đến báo chí và vân học Việt Nam như một loại di sản quan trọng có mối liên hệ mật thiết với chữ quốc ngữ, nhà nghiên cứu phê bình văn học Lại Nguyên Ân, với phương pháp nghiên cứu nghiêm túc và khoa học, đã dày công tìm tòi, tiếp cận, khảo sát các dữ kiện trong quá khứ gần xa, hệ thống lại tư liệu về những tác giả, tác phẩm, sự kiện vãn học mà vì nhiều lý do, qua thời gian xấp xỉ trăm năm, đang từng ngày, từng giờ đối mặt với nguy cơ mai một và bị lãng quên.
Những bài tiểu luận, phê bình trong tập sách là cuộc hành trình âm thầm và đầy tâm huyết của tác giả, giúp người đọc có cái nhìn đúng đắn về vấn đề bảo tồn, phát triển, làm phong phú thêm những vốn quý trong kho tàng văn học nước nhà.
Về tác giả
Lại Nguyên Ân bút danh Nghĩa Nguyên, Tam Vị, Vân Trang.
Sinh ngày 18 tháng 01 năm 1945 tại làng Phù Đạm, xã Phù Vân, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam
1968 Tốt nghiệp ngành Ngữ Văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội
1969 cán bộ tư liệu tạp chí Học Tập
1970 - 1977 làm giáo viên Ngữ Văn trường Trung học Kỹ thuật Thương nghiệp của Bộ Nội thương, đóng tại Ba Vì, Hà Tây
1977-2007 biên tập viên Nxb. Tác Phẩm Mới, sau là Nxb. Hội Nhà Văn
Từ tháng 12/2007 nghỉ hưu, làm việc như một nhà nghiên cứu độc lập
Có bài đăng báo từ năm 1972
Lại Nguyên Ân hoạt động như một nhà phê bình văn học, một nhà nghiên cứu văn học và một cây bút biên dịch thông tin văn hóa nghệ thuật. Năm 2010 được Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh tặng giải thưởng nghiên cứu.
Lại Nguyên Ân là tác giả, soạn giả, dịch giả trên 40 cuốn sách đã xuất bản, trong đó có các cuốn thuộc loại phê bình, tiểu luận, nghiên cứu văn học như:
- Văn học và phê bình (1984)
- Một thời đại mới trong văn học (1987, 1995
- Sống với văn học cùng thời (1997, 2003)
- Đọc lại người trước, đọc lại người xưa (1998)
- Từ điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX (1995, 1997, 1999, 2001,2005)
- Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết "Giông tố" 2007