Nguyễn Duy Cần hiệu là Thu Giang, sinh ngày 15-7-1907 tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Ông là học giả nổi tiếng Việt Nam vào khoảng những năm 50-60 của thế kỷ trước.
Sách ông biên soạn bao gồm các thể loại học làm người, nghệ thuật sống, chuyên khảo, Dịch Đạo.
Ông còn tham gia viết báo và dạy học, ông từng là giáo sư của trường Đại học Vạn Hạnh và là trưởng ban triết Đông của Đại học Văn khoa Sài Gòn (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh).
Nhìn lại các tác phẩm ông đã xuất bản, chúng ta thấy ông chuyên về triết học, nhất là triết học Đông Phương. Ông là một học giả chuyên về bề sâu, lại có lập trường tư tưỏng riêng biệt, không theo xu hướng thời thượng.
Ông thường có cái nhìn “tổng quan” và xem xét sự vật theo nguyên tắc sau đây: “Đừng bao giờ nghiên cứu một sự vật, sự kiện nào dưới một phương diện mà phải luôn để ý đến bề trái của nó”. Lập trường này của ông, ta thấy thể hiện rõ rệt trong những quyến Thuật xử thế của người xưa và nhất là trong Cái dũng của Thánh nhân cũng như bàng bạc trong hầu hết các tác phấm của ông.
Những năm cuối đời, Thu Giang không tiếp tục viết sách mà lui về ỏ ẩn. Năm 1991, ông chuyển về sống ồ quận Bình Thạnh và mất tại đây vào năm 1998, để lại cho đời nhiều bộ sách có giá trị.
Trích đoạn
“Điều trở ngại lớn nhất trên con đường giải thoát là cái sống giả dối, sống theo ngưòi mà không dám sống theo mình: phải có can đảm trở về vói con ngưòi thật của mình, con người tự nhiên của mình, đừng có vì một lẽ gì mà che giấu sự thật. Nghĩa là bất cứ gặp trường họp nào đừng ham khen, đừng sợ chê, đừng để dư luận chi phối đến đỗi không bao giờ dám sống thành thật vói mình. Trong khi giao thiệp với đời, cần phải dứt tuyệt cái thói mang những mặt nạ của kẻ khác, của học thuyết này, học thuyết nọ, của giáo lý này, giáo lý kia... để mà đối xử với người.”
Trích "Lão Tử tinh hoa"